Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Xóa dòng chữ "Hiển thị các bài đăng có nhãn..." trong Blogger

Trong Blogspot, mỗi khi ta bấm vào xem nhãn của bài viết thường xuất hiện thông báo "Hiển thị các bài đăng có nhãn...Hiển thị tất cả bài đăng" (Với blog dùng ngôn ngữ tiếng Anh là "Showing posts with label ... Show all posts") như bên dưới:


Dòng thông báo với blog sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt 


Dòng thông báo với blog sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh 
Nếu bạn muốn xóa dòng thông báo này,Hãy thực hiện theo các bước bên dưới:
1. Đăng nhập vào Blogger
2. Vào Mở rộng Mẫu Tiện ích

Ở bước 3 dưới này mình sẽ hướng dẫn theo 2 cách,tùy vào giao diện bạn sử dụng mà sửa. Nếu cách 3.1 không được thì làm lại theo cách 3.2 

Cách 3.1 Chèn đọan code sau vào phía trên dòng ]]></b:skin>

.status-msg-wrap{
display:none;
}

Cách 3.2 Bạn tìm đến đoạn code bên dưới:

<b:includable id='status-message'>
<b:if cond='data:navMessage'>
<div class='status-msg-wrap'>
<div class='status-msg-body'>
<data:navMessage/>
</div>
<div class='status-msg-border'>
<div class='status-msg-bg'>
<div class='status-msg-hidden'><data:navMessage/></div>
</div>
</div>
</div>
<div style='clear: both;'/>
</b:if>
</b:includable>
Bạn thay toàn bộ đoạn code trên bằng đoạn code dưới này:

<b:includable id='status-message'>
<b:if cond='data:navMessage'>
<div>
</div>
<div style='clear: both;'/>
</b:if>
</b:includable>
4. Lưu mẫu
5. Bạn kiểm tra xem thông báo này còn không nhé.
Chúc các bạn thành công !

Hiển thị bài viết trong cùng một nhãn


Với thủ thuật này, các bài viết trong cùng một nhãn sẽ hiển thị một bài mới nhất ở phía trên, bên cạnh là vài dòng giới thiệu đầu (bạn có thể cho hiển thị một hay nhiều bài có hình cũng được), các bài viết còn lại sẽ hiển thị phía dưới dạng List (chỉ có các tiêu đề). Khi bạn bấm vào dòng tiêu đề đầu tiên có màu nền xanh (thủ thuật Windows 7) thì sẽ xem hết các bài trong nhãn...

Đầu tiên bạn đăng nhập vào Blog > chọn thiết kế > Thêm tiện ích HTML, và dán tất cả các code phía dưới vào.

<style type="text/css">
#itechplus-rc {width:260px;margin:0;padding:10px;overflow:hidden;border:1px solid #ccc;background:#fff}
.itechplus-rc h2{background:#39c;color:#fff;line-height:1.6em;margin:0 0 10px;padding:4px 10px;font-weight:bold}
.itechplus-rc ul{list-style:none;margin:0;padding:0}
.itechplus-rc li{text-indent:0;background:url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjJqlBdbVeUuMKu4zDIXzo6ePvnlph8YQmqRDo_tL1WKw6_BsjrfkKZSA4cw3_dBVymVRUaVy6DyeC8OcNEX2UYIS4Yhj3_Ci9HJWRywi7xnxofjDIYQz-9pnjMW6uqYQCUDDRTAXb6_uuw/) no-repeat 0 7px;line-height:1.5em;margin:0;padding:2px 0 2px 15px}
.itechplus-rc h2 a:link, .itechplus-rc h2 a:visited {color:#fff}
</style>
<div id="itechplus-rc" class="itechplus-rc">
<h2><a href="http://www.dungheineken.blogspot.com/search/label/WIN 7">Thủ thuật Windows7</a></h2>
<script type='text/javascript'>
numposts = 5; list1 = 1; sumPosts = 168;
</script>
<script type='text/javascript'>
//<![CDATA[
function removeHtmlTag(a, b) {
var s = a.split("<");
for (var i = 0; i < s.length; i++) {
if (s[i].indexOf(">") != -1) {
s[i] = s[i].substring(s[i].indexOf(">") + 1, s[i].length)
}
}
s = s.join("");
s = s.substring(0, b - 1);
return s
}
function showrecentposts(e) {
img = new Array();
for (var i = 0; i < numposts; i++) {
var f = e.feed.entry[i];
var g = f.title.$t;
var h;
if (i == e.feed.entry.length) break;
for (var k = 0; k < f.link.length; k++) {
if (f.link[k].rel == 'alternate') {
h = f.link[k].href;
break
}
}
if ("content" in f) {
var j = f.content.$t
} else if ("summary" in f) {
var j = f.summary.$t
} else
var j = "";
s = j;
a = s.indexOf("<img");
b = s.indexOf("src=\"", a);
c = s.indexOf("\"", b + 5);
d = s.substr(b + 5, c - b - 5);
if ((a != -1) && (b != -1) && (c != -1) && (d != "")) img[i] = d;
var l = '<table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" style="margin-bottom:5px;border-bottom:double #eee"><tr><td><img width="110" height="85" src="' + img[i] + '" align="left" border="0" title="' + g + '" alt="' + g + '" style="margin:5px 10px 0 0"><a href="' + h + '"><b>' + g + '</b></a><p style="margin:0;padding:5px 0 10px">' + removeHtmlTag(j, sumPosts) + ' ...</p></td></tr></table>';
var m = '<li><a href="' + h + '">' + g + '</a></li>';
if ((i >= 0) && (i < list1)) {
var n = l
}
if (i == list1) {
var n = '<div class="itechplus-rc"><ul>' + m
}
if ((i > list1) && (i < numposts - 1)) {
var n = m
}
if (i == numposts - 1) {
var n = m + '</ul></div>'
}
document.write(n)
}
}
document.write("<script src=\"http://www.dungheineken.blogspot.com/feeds/posts/default/-/WIN 7?max-results="+numposts+"&orderby=published&alt=json-in-script&callback=showrecentposts\"><\/script>");
//]]>
</script>
</div>

Bây giờ, bạn thay đổi các đường link màu đỏ (http://www.dungheineken.blogspot.com/feeds/posts/default/-/WIN 7) là địa chỉ nhãn mà bạn muốn hiển thị, thay đổi các số màu xanh theo ý muốn của bạn:
* Numposts (Số bài hiển thị kể cả có hình hoặc không có hình).
* List1 (Số bài hiển thị có hình)
* SumPots (Số chữ giới thiệu ở bài có hình)
* Width (độ rộng của khung tiện ích)

Và bấm LƯU lại là xong

LƯU Ý: Các bạn phải điền thật chính xác địa chỉ nhãn của bạn ở các dòng màu đỏ, nếu không nó sẽ bị lỗi và không hiển thị được.
Chúc các bạn thành công

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Diễn đàn

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Phân trang đẹp cho Blogspot

Xem thử:
Pages (6) 

1. Đăng nhập Blogger và chọn mục Mẫu
2. Click chọn Chỉnh sửa HTML
3. Tìm đoạn code </body> và dán trước nó đoạn mã bên dưới.
<style type="text/css"> .showpageArea{padding:10px;color : #003366;text-align : left;width : 100%;} .showpage a {float:left;background:url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiJWt9KhzLVvQuoV42lJ-Pytp7dis0vef7C1OSomLcCxprDJ94ECIpvKOmmptC86no-S-1oSu2Pe7q9HKuh_Yg8b9WDcbflcwJgyy3afgGZTPo9q9XgsFNGSzQ0V4cyjdAIcIJKv1BYTlfO/) no-repeat 0 0;text-align : center;width : 127px;height : 42px;text-align : center;display : block;margin : 0 5px;color : #333;padding-top : 6px;} .showpage a:hover {color : #333;margin : 0 5px;padding-top : 6px;} .showpageOf{float:left;padding-top : 6px;} .showpageNum a {background:url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgfZD6EGTdc6etb9woBjaUSw0-RH4KtVj9NN5OcroLDuKFarqQkhd5So_VLDAhysm5-Q7UItU4L3rQrk67dguM3s-PEfmxojzllUSFavaM0e9weUKoafSfktxEspFeFtvIa5ZxPq21U8jXC/) no-repeat 0 0;width : 37px;height : 42px;display : block;text-align : center;float : left;margin : 0 5px;padding-top : 6px;text-decoration : none;color : #333;} .showpageNum a:hover {background : url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgfZD6EGTdc6etb9woBjaUSw0-RH4KtVj9NN5OcroLDuKFarqQkhd5So_VLDAhysm5-Q7UItU4L3rQrk67dguM3s-PEfmxojzllUSFavaM0e9weUKoafSfktxEspFeFtvIa5ZxPq21U8jXC/) no-repeat 0 100%;color : #fff;} .showpagePoint {background : url(https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgfZD6EGTdc6etb9woBjaUSw0-RH4KtVj9NN5OcroLDuKFarqQkhd5So_VLDAhysm5-Q7UItU4L3rQrk67dguM3s-PEfmxojzllUSFavaM0e9weUKoafSfktxEspFeFtvIa5ZxPq21U8jXC/) no-repeat 0 100%;width : 37px;height : 42px;display : block;float : left;text-align : center;margin : 0 5px;padding-top : 6px;font-weight : bold;color : #fff;} .showpageNum a:link, .showpage a:link {text-decoration : none;color : #cc0000;} </style> <script style='text/javascript'> var pageCount=5; var displayPageNum=1; var upPageWord="Previous"; var downPageWord="Next"; </script> <script type='text/javascript' src="http://widgets.way2blogging.org/blogger-widgets/w2b-beautiful-pagenavi.js"/>

#var pageCount=5; là số bài đăng mỗi trang
Lưu mẫu và xem kết quả

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Xóa (ẩn) biểu tượng chỉnh sửa nhanh widget



- Các bạn thực hiện các bước đơn giản sau:

+ vào bố cục
+ vào chỉnh sửa code HTML (không cần nhấp chọn mở rộng mẫu tiện ích)
+ chèn đoạn code CSS bên dưới vào trước dòng code ]]></b:skin>
.quickedit{
display:none;
}
+ Save template. Như thế là đã hoàn thành, bạn hãy thử xem.

Người ta lớn để làm gì?


Nhớ lúc bé, rồi khi còn đi học, lúc nào cũng mong được chóng lớn, lớn để làm những việc mình thích, để thực hiện những ước mơ của mình, để mọi người tôn trọng ý kiến của mình, được tự chứng tỏ mình,… và còn hàng tỉ lý do khác cho ước mơ được mau lớn… 


19 tuổi, tuổi chưa là người lớn hoàn toàn, nhưng cũng chẳng là trẻ con nữa. 

Bước những bước chân đầu tiên vào đời, cái tuổi tự mình làm chủ cuộc sống, cũng có thể gọi một phần nào đó là “lớn”, đã biết tự sắp xếp, tự chịu trách nhiệm cuộc sống cho mình, mới thấy “lớn” không như những mong ước ngày bé. 

Người ta “lớn”, tự chịu trách nhiệm cuộc sống của mình, rồi những thành công hay thất bại đều tự mình đón nhận. Có những sự thất bại nặng nề làm con người hụt hẫng, suy sụp nhưng khi ta đã “lớn”, ta phải tự mình nhận về những nỗi buồn của riêng mình. 

“Lớn” là biết cảm nhận cuộc sống, biết buồn, biết đau khổ, biết tính toán cho mỗi ngày mới. Biết buồn khi gặp thất bại, biết chia sẻ với những nỗi đau, phải giấu đi những suy nghĩ thật của mình để mong người khác vui lòng. 

Khi ta “lớn”, trong mỗi nụ cười dường như vẫn ẩn trong đó những lo toan, những nỗi buồn, những tính toán cho những ngày tới. 

Hiếm khi “lớn” mà ta được cười thoải mái, vô tư như ngày còn bé. Có những chuyện buồn, trắc trở trong cuộc sống, khi “lớn” ta phải giấu kín trong lòng, không thể chia sẻ với ai, không như ngày bé có thể vô tư chia sẻ với bố mẹ. 

“Lớn” là ta mất đi sự thoải mái trong tâm hồn, để từng ngày trôi qua, người ta có thêm nhiều điều để suy nghĩ, từ đó trưởng thành hơn mỗi ngày. 

Người ta đã “lớn” khi nhìn cuộc sống bằng con mắt thực tế hơn, không còn mơ mộng những ước mơ cao đẹp như ngày trước. 

Khi “lớn” ta chỉ biết sống cho ngày hôm nay, cho những công việc của buổi sáng, buổi chiều, buổi tối, cho những việc của hôm nay, ngày mai, tuần này, tuần sau. Đâu còn những giờ phút ngẩn ngơ bên sân trường mơ một tương lai thật đẹp, một tương lai mà chỉ có những ước mơ về một cuộc sống dễ dàng. 

“Lớn” để biết lo lắng nhiều hơn cho người thân, bạn bè. 

“Lớn” là phải biết cho nhiều hơn là nhận, cho đi những tình cảm yêu thương của mình đến người xung quanh, không còn vô tư nhận về những sự quan tâm của bố mẹ, bạn bè mà không nghĩ đến sự đáp trả. 

“Lớn” là khi người ta biết xấu hổ về những thất bại, biết tự hào với những thành công, biết cuộc sống còn những điều chưa tốt, biết tìm cho mình một cuộc sống thật tốt. 

“Lớn” để ta hiểu rằng không có một điều gì có thể dễ dàng như mình mong muốn, cuộc sống là những khó khăn, thử thách, muốn đạt được những điều mong muốn phải cố gắng rất nhiều, cuộc sống không là một món quà tặng mà nó là sự cố gắng hết mình để nhận lấy. 

Và khi đã “lớn”, ta mới hiểu rằng khi ta lớn lên hằng ngày là thời gian những người thân ở lại bên ta càng ngắn lại, nhận biết rằng cuộc đời là những sự ly tan, không có gì là mãi mãi. Người ta lớn để làm gì? 

Khi ta “lớn” ta mới hiểu những niềm hạnh phúc của tuổi thơ quí giá biết nhường nào và biết tiếc nuối những gì đã qua. 

“Lớn” để ta cảm nhận rõ ràng nhất tình cảm mọi người dành cho mình, đó không chỉ có sự yêu thương mà còn có cả những sự ganh ghét, sự khinh thường, sự dối trá. Tất cả như thử thách mà mỗi người phải vượt qua trên con đường của mình và đôi lúc ta tưởng chừng không vượt qua được để qua mỗi thử thách lại thấy mình lớn hơn và trưởng thành hơn. 

“Lớn” là xa rời tuổi thơ, tự đứng lên bằng chính đôi chân của mình, từ đó thấy cuộc sống này không hề đơn giản mà trái lại còn nhiều những nỗi buồn, những sự thất bại và còn đó cả những nỗi đau. 

19 tuổi, liệu như vậy đã lớn chưa? 

Lớn để thấy mình mất đi nhiều điều tốt đẹp, mất đi sự hồn nhiên; lớn để thấy nhiều điều không đẹp của cuộc sống, thấy mình mệt mỏi trong từng ngày trôi qua, lớn để cảm thấy mình quá bé nhỏ trong biển lớn cuộc đời mênh mông… 

Vậy người ta lớn để làm gì…?

Có thể người ta lớn lên để trả lời cho câu hỏi đó.

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Lạ kỳ tiếng Việt đó đây

Dường như mỗi tỉnh đều có một thứ phương ngữ riêng, thậm chí trong mỗi tỉnh thì một vài huyện, xã lại có phương ngữ riêng của mình. Nhưng có một hiện tượng có thể nói là rất lạ: có những làng nói tiếng Việt mà như nói tiếng... nước ngoài. Tiếng nói của họ lạ từ giọng điệu, phát âm cho đến từ ngữ.
(báo Tuổi Trẻ)
LÀNG NÓI TIẾNG... CỰC LẠ
Cách trung tâm thủ đô hơn 40km có một ngôi làng toàn người Kinh, nhưng lại có một thứ ngôn ngữ riêng khiến người ngoài làng nghe không thể hiểu.

Ông Nguyễn Ngọc Đoán, trông coi đình làng Đa Chất,
cũng là người đang lưu giữ những tài liệu về thứ ngôn ngữ lạ của làng này - Ảnh: Đức Bình
Dù chưa rõ nguồn gốc nhưng với người làng Đa Chất (xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), “tiếng lạ” vẫn được họ xem như báu vật của làng.

Báu vật của làng
Báu vật này không thể sờ mó, cầm nắm hay ngắm nhìn, nhưng với trên 1.200 người dân làng Đa Chất này, thứ ngôn ngữ lạ nói người làng khác nghe như “vịt nghe sấm” lại chính là một thứ báu vật vô giá mà không phải làng xã nào cũng có được. Ngay tại cổng đình làng Đa Chất - ngôi đình cổ trên 500 tuổi được xếp hạng di tích quốc gia từ năm 1995, chúng tôi chứng kiến đoạn hội thoại ngắn của hai người dân. Một bác đang cùng cả nhà ngồi ăn cơm trưa, thấy người quen dẫn khách đi qua cửa nhà hỏi:
- Xí xỏn đâu đấy. Thít cắng chưa?
- Có đồ dồ không? - người được hỏi đáp.
Chủ nhà lại hỏi: Thít được mấy gành? Xí thít mấy gành cắng?
Chỉ nghe đoạn ngắn như vậy, người ngoài làng như chúng tôi không thể biết họ đang nói gì. Như hiểu ý, ông Lại Hồng Minh (chủ nhà), cười: “Người làng này rất hiếu khách, thấy người quen qua nhà, tôi hỏi: “Ông đi đâu đấy. Cơm rượu gì chưa?”. Khi ông kia hỏi lại “có thịt không?”, tôi mới bảo “thế ông ăn được mấy bát cơm, uống được mấy chén rượu?”.
Ông Nguyễn Văn Phường, phó bí thư Đảng ủy xã Đại Xuyên, cho biết vì có khách lạ nên dân cũng lịch sự nói đầy đủ, chứ bình thường nếu họ nói “gọn gàng” (nói tắt) thì còn khó hiểu nữa. Là người làng Đa Chất, ông phó bí thư Đảng ủy xã khẳng định: “Tiếng của làng chúng tôi không giống bất cứ thứ tiếng nào trên lãnh thổ Việt Nam. Có người nâng lên là tiếng của người Âu Lạc cổ. Nhưng chúng tôi thì cho rằng đây chỉ là thứ tiếng lóng riêng mà trong quá trình lao động, người dân làng nghĩ ra để nói với nhau cho bí mật”.
Theo ông Phường, làng Đa Chất là một trong sáu làng của xã Đại Xuyên. Làng này vốn có nghề truyền thống là làm cối xay. Trên chục năm trở về trước, người làng vẫn gánh sọt, lang bạt khắp các tỉnh từ Tây Bắc đến Tây nguyên để đóng cối xay. Vì thế người dân phải có thứ tiếng riêng để giữ bí mật nghề nghiệp, thủ thuật, những uẩn khúc trong cuộc sống mưu sinh khó khăn của mình. Đó cũng là lý do vì sao chỉ mỗi người làng này mới có thứ ngôn ngữ độc nhất vô nhị đó, và cũng chỉ người làng này mới có thể nói và nghe hiểu được thứ ngôn ngữ đó.

Tiếng nói của... cối xay
Ông Nguyễn Ngọc Đoán (73 tuổi) có lẽ là người cuối cùng của làng đeo đuổi nghề đóng cối xay. Và như lời phó bí thư đảng ủy xã thì “ông Đoán là một trong những người đi nhiều, biết nhiều, nói được nhiều, là kho lưu trữ thứ tiếng lạ lùng, quý giá của làng”. Chính vì những phẩm chất đó mà bảy năm trước, khi đang lang thang đóng cối xay ở Phú Thọ, Yên Bái, ông được các cụ già trong làng truyền gọi về để làm nhiệm vụ trông coi ngôi đình làng, và lưu giữ những tài liệu, sách báo nói về thứ ngôn ngữ lạ của làng Đa Chất.
Nghe tiếng người gọi, từ trong ngôi đình làng cổ kính, ông lão Đoán râu tóc bạc phơ vồn vã tay kéo cửa, miệng nhanh nhảu nói như đánh đố khách: “Khênh để xì pha mận thu các cháu thít”. Ông Đoán cười: “Ý tôi là mời các anh vào nhà, để tôi pha trà ngon mời các anh uống”.

Theo ông Phường, làng có trên 320 hộ, khoảng 1.200 nhân khẩu, nhưng để nói lưu loát thứ tiếng này thì chỉ có những người từ 40 tuổi trở lên, chiếm 40-45% dân số của làng. Người càng cao tuổi thì nói càng gọn, càng kín, với vốn từ lóng rất đa dạng, phong phú. Cỡ 40-50 tuổi như lớp của ông cũng chỉ biết phần nào, nói và nghe tạm được. Chứ dưới 40 tuổi hầu như không còn ai sử dụng thứ ngôn ngữ này, nhưng lớp này họ nghe mọi người trong làng nói vẫn hiểu nội dung.

Vào trong hậu điện khệ nệ bê ra một tập các cuốn thần phả, gia phả của làng, các loại sách báo đã viết về làng Đa Chất, ông Đoán vừa lật những trang giấy vừa giới thiệu: “Ngôn ngữ làng Đa Chất được lưu truyền theo hình thức cha truyền con nối, cứ người lớp trước truyền dạy cho người lớp sau”. Như lời ông Đoán thì làng chưa có một nghiên cứu, tìm hiểu xem gốc gác cái thứ tiếng lạ của mình có từ thời nào. Ông chỉ biết ông được bố, được các anh đi trước truyền dạy trong chính quá trình đi làm cối xay. Làng có nghề truyền thống nên 16 tuổi ông đã quang gánh theo mọi người trong làng đi tứ xứ để làm ăn. Đã xác định đi xa làm ăn thì phải có “mánh khóe”, mật mã để giao tiếp nhằm không cho chủ nhà, người lạ biết họ nói gì. 
Ông Đoán dẫn chứng: “Lên tàu, anh thấy có kẻ gian nhăm nhe móc túi, anh muốn hô lên báo cho mọi người nhưng sợ bị kẻ gian trả thù. Trong tình huống này, người Đa Chất đã có cách nói để những người trong nhóm đi làm cối xay biết mà thôi. “Ón, ón-mẹ móm nó tớp hách”, có nghĩa “này này cẩn thận kẻo nó (kẻ gian) lấy mất túi”...”.
Theo như ông Đoán, ông làm nghề đóng cối xay từ năm 16 tuổi đến tận năm 65 tuổi, tức là ông cứ lang thang đây đó trong suốt năm chục năm trời. Hầu hết người làng ông đều thế, cứ bôn ba như vậy nên số lượng từ lóng mỗi ngày một thêm phong phú, đa dạng, tăng lên nhiều sau mỗi năm.
Ông Đoán cho biết đã có một vài chuyên gia ngôn ngữ học đã về làng Đa Chất tìm hiểu về thứ ngôn ngữ lạ này. GS-TS Trần Trí Dõi, khoa ngôn ngữ học Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội, sau nhiều chuyến nghiên cứu đã đưa ra nhận định được hầu hết các bô lão trong làng tán thành. Đó là “tiếng lạ” của làng Đa Chất chỉ là “biệt ngữ”, là tiếng lóng của những người làm cối sáng tạo, và liên tục được hoàn thiện qua thời gian.
Đưa chúng tôi xem cuốn Văn hóa dân gian làng Đa Chất, được Sở Văn hóa thông tin Hà Tây xuất bản năm 2007, ông Đoán bảo: cũng có ý kiến như tác giả Nguyễn Dấn (hội viên Hội Khoa học lịch sử Việt Nam) và Chu Huy (Hội Ngôn ngữ Việt Nam), cho rằng ngôn ngữ làng Đa Chất là sự kết hợp giữa âm Nôm và âm Hán Việt, âm thông dụng và âm nói tắt, nói gọn và âm dân dã. Tác giả cuốn sách cũng đặt một giả thiết táo bạo: ngôn ngữ lạ của làng Đa Chất là một thứ tiếng cổ có gốc gác từ thời Văn Lang, Âu Lạc. Bởi đình làng Đa Chất (có niên đại hơn 500 năm) đang thờ vị thành hoàng làng là Trung Thành Đại Vương.
Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình khoa học nào khẳng định thêm về lập luận này.
ĐỨC BÌNH - ĐỨC HIẾU 

NGƯỜI NGHỆ NÓI “TIẾNG NGHI” Nặng hơn cả tiếng Nghệ, đó là “tiếng Nghi” - tiếng Nghệ An ở vùng Nghi Lộc. Có 20/30 xã thượng và hạ huyện Nghi Lộc thuộc vùng “Nghi Lộc ngữ”, là những làng có tiếng nói khó nghe, khó hiểu. 

Chợ Sơn, nơi tụ hội nhiều vùng “Nghi Lộc ngữ” - Ảnh: Vũ Toàn

Đã nhiều đời, những câu nói dạng này truyền đi trong dân gian với những câu chuyện vừa thật vừa hài khiến người ta “chưa nghe đã buồn cười”. Nhưng không mấy người ở vùng “Nghi Lộc ngữ” hiểu vì sao dân quê mình lại nói như vậy.

Học “ngoại ngữ” để tìm vợ 

Ông Hồ Thắng, nguyên giáo viên dạy tin học Trường THPT Nghi Lộc 3, khi nghe tôi đề cập tới câu chuyện này đã mỉm cười: “Tôi là người Nghi Hải, tiếng nói nặng như chì rồi, nhưng hồi trẻ khi sang xã Nghi Ân ở cạnh bên “cưa” gái thì nghe họ nói cứ như chim hót chẳng hiểu gì cả. Khi có ý định làm rể ở đây tôi đã phải học “ngoại ngữ” sáu tháng mới cưa đổ bà xã”. 
Vợ ông Hồ Thắng là bà Thành, hiệu phó Trường trung cấp Y dược Bắc Ninh (chi nhánh tại Nghệ An), ngồi cạnh nghe chồng nói vậy cũng không giấu nổi tiếng cười. Bà nối chuyện: “Hồi học cấp III, tôi và mấy đứa bạn vừa đi bộ vừa cãi nhau phương pháp giải bài toán. Bỗng dưng một người đi đường dừng xe đạp lại hỏi: Các cháu là người dân tộc nào xuống đây học à?”. Thấy tôi ngạc nhiên, ông Hồ Thắng kể chuyện một nữ giáo viên tiểu học người TP Vinh không cho em học sinh nghỉ học do em này xin phép bằng “tiếng Nghi” nên cô giáo không hiểu. Chuyện là em học sinh đến gặp cô giáo nói: “Quơ cô, bòa em ốm cho em nghỉ”. Cô giáo cứ tưởng” bò em ốm cho em nghỉ”. Sau khi nghe ông Thắng “phiên dịch” cô giáo mới hiểu nguyên văn câu nói đó như sau: “Thưa cô, bà em ốm, cho em nghỉ”.


PGS Ninh Viết Giao: “Người ta thường bảo người Nghi Lộc là dân “ca có cuống, ca có đuôi” (cà có cuống, cá có đuôi) là do cách phát âm các từ có dấu huyền, dấu sắc và không dấu na ná nhau” - Ảnh: Vũ Toàn
PGS Ninh Viết Giao lý giải: nguồn gốc của cư dân những vùng làng này là người Chiêm Thành. Nửa cuối thế kỷ 15, công thần khai quốc nhà Lê sơ Nguyễn Xí (1396-1465) quê xã Nghi Hợp bây giờ, có công lớn trong việc cảm hóa hàng binh người Chiêm Thành, đưa họ về Nghi Lộc, tậu ruộng đất cho họ sinh sống nhưng cũng cấm bỏ ruộng hoang. Từng bước Nguyễn Xí chuyển hàng binh thành công dân nước Việt, sinh sống ở Nghi Lộc. Hiện trong sử sách, gia tộc của Thái sư Quốc công Nguyễn Xí có 15 chi là con cháu và ba chi là con nuôi người Việt gốc Chiêm Thành vốn được ông yêu thương. Nhiều người dân ở Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò hiện nay mang họ Chế là vì vậy.
Anh Lương Khắc Thanh, cán bộ Sở Tài chính Nghệ An nhưng được làng văn xứ Nghệ biết đến như một nhà thơ. Thơ anh đăng nhiều các báo, tạp chí nhưng nghe anh đọc thơ thì ai cũng bưng miệng thật kín để cười vì tiếng anh đặc sệt vùng “Nghi Lộc ngữ”. Quen nhau đã mấy chục năm nhưng mỗi khi gặp tôi anh vẫn gọi: “Vậu Tuồn” (Vũ Toàn). Hôm dẫn tôi về làng Ân Hậu, xã Nghi Đức quê anh, anh bảo: “Về đai ăn khuây loang, uống chè choát là sướng”. Tôi không hiểu cái gì mà sướng vì anh lại nói “giọng riêng”. Thấy thế anh chuyển sang nói tiếng phổ thông: “Về đây ăn khoai lang, uống chè chát là sướng”. Thấy chú Thanh về, mấy anh em sang uống nước chè chát. Nghe giới thiệu tôi muốn tìm hiểu “giọng riêng” ở vùng quê này, ông Lương Văn Diên, 67 tuổi, cười khà khà rồi “biểu diễn” ngay: “Hùa giái đi, đừng cãi nhau mà nhọc, đau trốc lắm”. Tôi cũng cười theo vì tuy không hiểu nhưng nghe có từ nghịch ngợm. Ông Diên phiên dịch: “Hòa giải đi, đừng cãi nhau mà mệt, đau đầu lắm”. Ông kể: “Ngày xưa bộ đội ngoài Bắc vào đóng quân ở đây khi đến chơi nhà nghe mẹ tôi mời ăn “loạc lọc” (lạc, đậu phụng luộc) hoặc ăn “khuây loang uống chè choát” các chú không hiểu nhưng cứ vâng, dạ vì thấy mẹ bưng rổ lạc lên và rót nước chè ra bát”.
Tôi ghé vào chợ Sơn ở xã Nghi Khánh (chợ lớn của 20 xã thượng, hạ huyện Nghi Lộc) để được chính tai mình nghe và tự mình phiên dịch những tiếng quê làng nổi tiếng khó nghe ở đây. Không khí náo nhiệt của chợ quê cộng thêm những phát âm kiểu “ốc đảo” khiến tôi choáng. Lúc đó, trước mặt tôi là ông cụ đang dắt xe đạp đứng lưỡng lự trước hai quán hàng dựng sát nhau. Bỗng từ trong quán, chị chủ quán nói to với ông cụ: “Mua háng mẹ cũng được. Mua háng con cũng được ông ơi”. Ông cụ há hốc mồm, hai mắt trợn tròn. Chị chủ quán hiểu ra liền chuyển sang nói tiếng phổ thông: “Ôi thôi, ông hiểu nhầm rồi. Mua hàng mẹ cũng được. Mua hàng con cũng được ông ạ. Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn đây”. Lúc này ông cụ mới hiểu chị chủ quán không hề giỡn mặt ông già. Tôi hỏi chuyện vì sao phải nói hai thứ tiếng như vậy, chị chủ quán thanh minh: “Người ở đây về nhà toàn nói tiếng địa phương, ra đường mới nói tiếng phổ thông. Bao đời nay quen như thế rồi”.

Nặng hơn cả tiếng Nghệ 

Tôi đem những câu chuyện này trao đổi với phó giáo sư Ninh Viết Giao - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian. Tuy đã 80 tuổi nhưng khi nghe tôi hỏi chuyện “Nghi Lộc ngữ”, ông Giao bật cười rồi vào chuyện rất hào hứng. Ông lấy cho tôi xem một cuốn sách của ông sưu tầm, biên soạn trong đó có chương bàn về tiếng Nghệ, đặc biệt là phần “Nghi Lộc ngữ”. Ông nói: “Tiếng phổ thông có năm dấu: sắc, huyền, ngã, hỏi, nặng và không dấu. Giọng của người dân xứ Nghệ nặng là do họ chỉ nói bốn thanh. Riêng người Nghi Lộc chỉ nói 2-3 thanh nên giọng lơ lớ rất khó nghe. Người ta thường bảo người Nghi Lộc là dân “ca có cuống, ca có đuôi” (cà có cuống, cá có đuôi) là do cách phát âm các từ có dấu huyền, dấu sắc và không dấu na ná nhau. Và những từ có dấu huyền đều có thể tương đương với các từ có năm thanh khác tạo thành nhưng âm luyến khó nghe. Nghe được rồi cũng khó hiểu vì không đúng với căn nguyên từ vựng của tiếng Việt”. 
Ở vùng “Nghi Lộc ngữ” có bài thơ dân gian gọi là “Nghi Lộc ca” được nhiều người truyền tụng. Một lần trung tướng Phạm Hồng Minh, nguyên chính ủy Quân khu 4, nghe ai đó đọc bài này rồi nhờ anh Giao Hưởng, phóng viên báo Lao Động, quê xã Nghi Đức, chép lại. Bài thơ như sau: “O bán hạng (hàng) nay đã mấy tuồi (tuổi)/Nước o còn nọng (nóng) hay đã nguồi (nguội)/Trên hạ lụng lặng (lủng lẳng) một gói nẻm (nem)/Lơ thơ dưới mọc (móc) mấy quả chuồi (chuối)/ Bánh mỏng, bánh dày đều trơn mỡ/Khoai môn, khoai ngá (ngứa) phải chấm muồi (muối)/ăn uống no say tiền chưa... (đủ)/Xin o cho chịu một bài... (buổi).
Theo ông Giao, đây là bài thơ của ông đồ Nghi Lộc ghẹo cô bán hàng nước xinh đẹp ở huyện Quỳnh Lưu. Sở dĩ ông đồ có ý ghẹo nghịch ngợm là vì biết cô bán hàng không hiểu phương ngữ “ốc đảo” ở Nghi Lộc nên có đọc mấy cũng không xảy ra sự cố gì. Ông Giao cho rằng những từ khó nghe này là phương ngữ của những “ốc đảo” ở Nghi Lộc chứ không phải ngôn ngữ riêng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở Nghi Lộc có 20/30 xã, trong đó nhiều xã có cách nói khác nhau. Thậm chí trong một xã có nhiều thôn chỉ cách nhau một con đường cũng nói tiếng không giống nhau. Tiếng nào cũng khó nghe, khó hiểu.
VŨ TOÀN 

LÀNG HUẾ NÓI GIỌNG... QUẢNG“Anh về làng “kìa sao vậy” làm chi rứa?”, chị chủ quán nước ở làng Phụng Chánh hỏi, khi biết tôi tìm về làng Mỹ Lợi gần đó. 

Một sinh hoạt truyền thống ở làng Mỹ Lợi - Ảnh: Đào Hoa Nữ

Người Mỹ Lợi nói “kìa sao vậy” chứ không phải “răng rứa tề” như cách của người Huế. Họ phát âm và đặc biệt là giọng nói gần như giọng Quảng Nam. Giữa bốn bề giọng Huế, nhưng làng Mỹ Lợi lại nói bằng một giọng Quảng đậm đặc. Như một “ốc đảo” lạ!

Làng Mỹ Lợi cách Huế chừng 30km về phía đông, nằm trên dải cát giữa biển và đầm phá nay thuộc xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. 
Tổ tiên của làng từ Lương Niệm, Quảng Xương, nay thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, theo Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào Mỹ Lợi khai hoang lập ấp vào giữa cuối thế kỷ 16... 
Đây là làng có bề dày văn hóa và nổi tiếng bởi truyền thống hiếu học, trọng chữ, thể hiện qua nhiều thế hệ dân làng học hành, đỗ đạt từ xưa đến nay. Hệ thống văn bản Hán Nôm cổ còn được làng gìn giữ rất có giá trị về mặt văn hóa lịch sử. Trong số đó có cả văn bản từ thế kỷ 17 liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam, đã được dân làng đồng thuận hiến tặng cho Nhà nước làm cơ sở đấu tranh đòi lại chủ quyền...

Làng... bẹ bẹ

“Chú hỏi về loòng (làng) tui à? Loòng tui thì có chi mà viết, chỉ có cái giọng nói bẹ bẹ thôi”, một cụ già đang vác cuốc vừa nói vừa chỉ đường. Cái chất giọng của cụ, nhất là cách phát âm chữ “làng” thành “loòng” thì đúng là giọng Quảng Nam. Giải thích giọng Quảng của người làng mình, cụ Lại Cọi, 70 tuổi, nói “lơ lớ”: “Do trước đây tổ tông ông bà về cư ngụ ở đây để đánh có (cá), sau đó bỏ đi vào Quảng Nôm (Nam) một thời gian rồi trở ra lại nên người làng tuồn (toàn) nói lai lai tiếng Quảng, nhưng nó lạt hơn một xí (tí). Giọng Quảng Nôm nhưng có Huế một xí”. 
Điều này nhà nghiên cứu Chu Sơn cho rằng giọng làng ông chỉ có âm gần giống Quảng thôi, còn từ ngữ thì khác hẳn. Ông dẫn chứng: “Người Huế và người Quảng đều nói mô, tê, răng, rứa, nhưng người Mỹ Lợi lại nói là đâu, gì, sao, vậy, kìa...”. Ông nói: “Nếu so sánh nên đặt tam giác Huế, Quảng và Mỹ Lợi rồi dựa trên một số đặc điểm về âm và từ sẽ thấy khác biệt rất rõ (giữa giọng Mỹ Lợi và hai giọng còn lại - PV)!”. 
Còn nhà văn Hồng Nhu cho rằng: “Rất có thể giọng Mỹ Lợi quê tôi ngày nay còn giữ nguyên chất giọng của gốc tổ Lương Niệm ở Sầm Sơn, Thanh Hóa xưa, cho dù đến nay giọng nói người làng Lương Niệm không còn giữ nguyên xi mà đã biến đổi mang chất Bắc!”.
Hơn 50 năm xa quê nhưng ông Nguyễn Phố, một giáo viên ngữ văn về hưu ở TP Huế, vẫn đặc sệt giọng Mỹ Lợi cả khi giảng dạy lẫn giao tiếp. Hồi còn trẻ rời làng đi học, ông cũng mặc cảm vì thấy giọng mình quá khác xung quanh. Nhưng càng ngày ông càng thấy giọng mình rất đỗi bình thường, thậm chí có phần tự hào vì đi đâu người làng cũng nhận ra nhau qua chất giọng rất riêng... 
Ông Phố kể mấy năm trước con trai ông làm ăn ở Đà Lạt thật bất ngờ nhận ra một người đồng hương Mỹ Lợi thông qua giọng nói, dù người này cư ngụ ở Đà Lạt đã mấy chục năm, bởi “Người Mỹ Lợi tìm đồng hương rất dễ, cái chất giọng bẹ bẹ không lẫn vào đâu được!”.
Ông Phan Như Ý, phó chủ tịch UBND xã Vinh Mỹ, nói đùa: “Vũ trụ của làng Mỹ Lợi cũng khác. Xung quanh người ta gọi là sao Mộc, sao Thổ, sao Kim, còn làng tui thì sao kìa, sao vậy, sao sao...”. Theo ông Ý, càng vào sâu trong làng thổ âm càng nặng. Giọng “nặng” nhất là thôn 1 và thôn 2 - hai thôn ở phía biển.

Ngày 14-12-2009, dân làng Mỹ Lợi đã trao tặng văn bản quý liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa cho Nhà nước
- Ảnh: Thái Lộc

Bữa giỗ hết... năm gánh phân 
Câu chuyện về bữa giỗ giữa hai người Mỹ Lợi mà nhiều người đồng hương làng này trong cả nước thường nhắc với nhau khiến nghe qua ai cũng phì cười. “Hôm qua giỗ ông hết bao nhiêu mà linh đình vậy thím?”. “Hết năm gánh phân đó o (cô - PV)!”. Gánh phân, một trong những đơn vị tính được quy đổi quen thuộc của người làng Mỹ Lợi. Đóng tiền học cho con, sửa chữa nhà cửa, mua vật dụng gia đình và nhiều thứ tốn kém khác thường tính bằng đơn vị gánh phân. 

Nó quan trọng bởi nghề vườn từng là nghề chính của làng Mỹ Lợi, vốn nổi tiếng thông qua câu ca: “Môn khoai Mỹ Á (làng thuộc xã Vinh Hải), mía mả Nam Trường (thuộc xã Vinh Giang), nương vườn Mỹ Lợi” mà ngày nay còn lưu truyền. 
Ông Lại Cọi cho biết tổ tiên khi từ Thanh Hóa vào Mỹ Lợi, nghề biển được kế truyền mãi cho đến sau này. Làng còn làm ruộng, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải và dệt lưới cá... Song nghề biển vì bãi ngang nên khó làm, trong khi làm vườn rất được coi trọng. Hàng chục loại đặc sản vườn, từ cau, trầu, thuốc lá, môn, khoai, cam, quýt, ổi... của Mỹ Lợi nổi tiếng từ hàng trăm năm qua. Trời lại phú lợi thế về địa dư, có rú rậm (rừng cây bụi rậm rạp nằm giữa biển và khu dân cư) và nhiều khe nước chạy từ đầu đến cuối làng. 
Sống trên đất cát pha thịt kém dưỡng chất, bằng kinh nghiệm và sự cần cù, người Mỹ Lợi hình thành một phương pháp làm vườn rất riêng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng. Họ có cách bón phân rong, bổi (các loại cây bụi nhỏ) và bánh đậu phộng (đã ép dầu)... làm vườn tược trở nên tươi tốt. Người dân thường rủ nhau “đi phân” (khai thác rong) và “đi bổi” (chặt cây bụi) trên nhiều sông núi xa làng hoặc mua lại từ những làng lân cận. Họ đánh luống thẳng tắp, cách biệt bởi các rãnh nước rồi ủ phân trồng cây trái. Vườn Mỹ Lợi nhiều tầng bậc: trên cùng trồng cau, giữa là cam, quýt, chuối, còn dưới cùng là nhiều loại rau màu, củ quả, môn khoai..., có cái bán được quanh năm. Người Mỹ Lợi tự hào “chạy lóc xóc không bằng một góc vườn” là vì thế.
Nhà nghiên cứu Chu Sơn cho rằng có rất nhiều đặc trưng từ tổ tiên, địa hình, nghề nghiệp... đã vận vào vốn ngôn ngữ khá riêng biệt của Mỹ Lợi. Ông dẫn chứng thành ngữ từ xưa “rú tàn thì làng nát”, “mang lạc thì nát làng”... để chỉ tầm quan trọng của thiên nhiên, mà cụ thể là cái rú nằm trên dải cát ngăn cách giữa các cụm dân cư với biển vốn rất quan trọng đối với làng này. Ông nói: “Hiệu ứng dây chuyền của việc phá rừng làm mất đi sự ổn định về dân cư của Mỹ Lợi nói riêng, người Việt nói chung sống một bên rừng và bên biển. Tổ tiên từ xưa, do đó bảo vệ rú rất nghiêm ngặt, thành nên những câu thể hiện ý thức bảo vệ môi trường rất văn minh!”. 
Ông Chu Sơn cho biết thêm: “Ở làng tui, dù rú với biển nằm cạnh nhau, muốn ra biển phải qua rú, nhưng người ta lại nói “đi vô rú, đi ra biển”, tại sao vậy? Vì tầm quan trọng của rú! Còn nữa, “đi ra chợ, đi vô làng”, tại sao vậy? Đó chính là quan niệm “trọng nông khí thương” thể hiện rất rõ trong vốn ngôn ngữ của làng”...

THÁI LỘC 

Ở ĐÂY NÓI TIẾNG NHƯ... CHIM 
THUỞ CÒN HỌC PHỔ THÔNG, LŨ HỌC TRÒ NGHỊCH NGỢM CHÚNG TÔI HAY ĐI QUA CẦU CỐNG MƯỜI NGAY BÊN LÀNG DIÊM ĐIỀN. Ở ĐÓ CÁC BÀ NGƯỜI DIÊM ĐIỀN THƯỜNG RA MÒ CUA, BẮT CÁ. CHÚNG TÔI ĐỨNG TRÊN ĐƯỜNG CÁI, GIẢ GIỌNG TRÊU CHỌC, ĐỂ ĐƯỢC NGHE CÁC BÀ... CHỬI BẰNG GIỌNG DIÊM ĐIỀN. MỘT BÀ GIÀ NỔI GIẬN, LIỀN MẮNG: “CHÚNG MAY BÀ TỢN, BA NÊN BA BỒ ĐAO NÊN TÔỐC CHO MA CHẾT! (CHÚNG MÀY BA TRỢN, BÀ LÊN BÀ BỔ DAO LÊN ĐẦU CHO MÀ CHẾT)”.

Cách nhau một con hẻm, nhưng người bên phải thuộc làng Diêm Điền lại nói một thứ tiếng khác hẳn người ở phía bên trái (làng Nam Lý)
 - Ảnh: Lam Giang

Lang tùi noi tiếng chìm! 

Giọng nói của người Diêm Điền (nay thuộc phường Đức Ninh Đông, TP Đồng Hới, Quảng Bình) quả thật nghe như tiếng chim hót. Ngay người làng này cũng “tự hào” xác nhận: lang tùi nói tiếng chìm! (làng tui nói tiếng chim). Họ nói rất nhanh, lên bổng xuống trầm, lúc nhấn mạnh, lúc kéo dài. 
Ông Hoàng Mạnh Châm - bí thư Đảng ủy phường Đức Ninh Đông, người làng Diêm Điền - cho biết các âm đầu như s, tr, d được người dân làng phát âm thành âm th, t, r (‘trăng sao” thành “tăng thao”). Âm l chuyển sang n, ngược lại n thành l (“Nam Lý” thành “Lam Ní”). Thanh ngang nhiều lúc họ phát âm như thanh huyền (ba thành bà). Ngược lại, trong một số trường hợp, đôi khi những chữ có thanh huyền họ phát âm ra thành thanh ngang (ngày lại nói thành ngay). Cụ Bùi Văn Uy, bô lão của làng, cho biết chữ có dấu hỏi, dấu ngã là khó nói nhất, nên người dân thường phát âm chữ hỏi thành ra lơ lớ giữa hoi, hói, hòi, hoặc chữ ngủ nghe giông giống chữ ngù, ngũ, ngụ... như đang luyến láy một nốt nhạc.
Dân Đồng Hới truyền nhau câu chuyện một ông chồng đưa cô vợ người Diêm Điền đi khám bệnh. Ra khỏi phòng khám, nước mắt cô rơi lã chã. Tưởng mắc bệnh gì nặng lắm, anh chồng hỏi mãi cô mới nói: “Họ hoi lúc tháng đã ằn uống nhi chừa, đê nam xét nghiệm máu. Èm lói nà có uống nhiêu nần nước tong rôi. Rứa ma họ cứ bóp bụng lói nà đã bị tiêu chảy. Èm lói nà khồng phải, họ mắng đã đì rà nước tong tong rôi ma con khồng phải na tiều chảy!”. Nếu không có người phiên dịch, tôi đoan chắc không một ai hiểu nổi cô gái đang nói gì. Cô nói thế này: “Họ hỏi lúc sáng đã ăn uống gì chưa để làm xét nghiệm máu. Em nói là có uống nhiều lần nước trong rồi. Rứa mà họ cứ bóp bụng em nói là đã bị tiêu chảy. Em nói không phải, họ mắng đã đi ra nước tong tong rồi mà còn không phải là tiêu chảy”.
Ông Phạm Phước, một người Diêm Điền, kể rằng có cô gái người làng Diêm Điền đi chơi với người yêu ở làng khác, nói chuyện với bạn trai bằng giọng Bắc. Trò chuyện một lúc, anh chàng đưa tay ôm cô gái. Cô gái hốt hoảng bèn xổ luôn một tràng “tiếng Diêm Điền”: “Khồng được khồng được. Thả tớ rà kẻo vê nha mạ tớ mắng, đánh tớ ù tôốc thì nàm thao” (không được không được, thả tớ ra kẻo về nhà mẹ tớ mắng, đánh tớ u đầu thì làm sao)”. Anh chàng không hiểu cô gái nói điều gì. Cô bảo “má la”, thế mà tưởng là đang chửi mình. Lại có chàng trai người Diêm Điền hẹn hò với cô gái khác làng dưới ánh trăng, anh chàng nói với cô gái: “Hồm này tơi thào thừa, tằng tháng thủa, èm he”. Cô gái không hiểu, tưởng anh chàng muốn chọc ghẹo mình nên giận dỗi bỏ về, khiến anh chàng phải dịch lại câu nói để “minh oan” cho chính mình. Rằng điều anh muốn nói là: “Hôm nay trời sao sưa, trăng sáng sủa, em nhỉ”...
Bà Hoàng Thị Hường, năm nay 81 tuổi, cho biết đi ra khỏi làng thì bà nói giọng phổ thông, nhưng về đến làng là tự dưng nói bằng giọng Diêm Điền. Nhà bà Hường và nhà hàng xóm Nam Lý chỉ cách nhau một ngõ nhỏ. “Vầy nhừng quê ài lói giọng quê lấy, khồng có chuyện tháo tộn qua nại chi hết”- bà Hường nói. Ông Hoàng Mạnh Châm cũng khẳng định: “Làng vẫn giữ được giọng nói chân chất, lạ lùng của mình, như một nét riêng của người Diêm Điền vậy”.


Thợ nề Diêm Điền đắp nổi hình rồng bằng ximăng và khảm đá men trên trụ - Ảnh: Lam Giang

Nơi có những bàn tay tài hoa 

Người Diêm Điền ngoài giọng nói lạ còn sinh ra nhiều người tài hoa. Nhạc sĩ Hoàng Sông Hương là người làng Diêm Điền, tác giả của các bài hát nổi tiếng Tình ta biển mặn đồng xanh, Thành Huế chúng mình thương, Nhật Lệ trăng huyền thoại... Ông cho biết đã chịu ảnh hưởng nhiều văn hóa của làng. Nhưng theo ông, cái mà người Diêm Điền giữ được đến bây giờ và làm cho đời sống người làng phát triển là nghề truyền thống. Đó là nghề xây và nghề mộc. Ông nội của ông được vua ban là cửu phẩm nhờ có tay nghề mộc. 
Theo các cụ cao tuổi ở làng Diêm Điền, hằng năm làng vẫn mổ bò cúng ông tổ nghề mộc vào ngày 19-12 âm lịch. Thợ mộc Diêm Điền từng được vua nhà Nguyễn trưng tập vào Huế làm một số công trình đền, chùa, lăng tẩm và có người được phong đến cửu phẩm. Nhờ khéo tay, chịu khó nên đến bây giờ người làng Diêm Điền vẫn theo nghề để tung hoành khắp thiên hạ, với các sản phẩm tinh xảo như tủ thờ, sạp gụ, nhà rường, đồ chạm, khảm...
Bên cạnh nghề mộc là nghề nề. Chưa có địa phương nào ở Quảng Bình có tiếng về nghề này như Diêm Điền. Ông Hoàng Sông Hương nói nhờ thợ nề làng Diêm Điền mà đô thị Đồng Hới phát triển như ngày nay. Bàn tay nghề nề của người Diêm Điền quả thật rất khéo, nhất là công việc chạm khắc lăng, bia, nhà thờ, miếu mạo... Ở làng cũng có ngôi miếu gọi là miếu Hội thợ nề, hằng năm đều có thờ cúng nghề nề vào ngày 24-11 âm lịch. Thời Pháp thuộc, ông Bùi Tường làm nhà mát cho một sân vận động với các kiểu kiến trúc Pháp, sau đó được Pháp tặng mề đay vì tay nghề điêu luyện. Hiện nay Diêm Điền có đến 70% trong số 1.114 hộ (5.097 người) có người làm nghề nề, và họ đi làm khắp nơi trong tỉnh.

Người làng Diêm Điền có gốc gác từ Thanh Hóa, Thái Bình... di cư vào Đồng Hới từ hơn 400 năm trước. Sơ khai họ có nghề làm muối nên mới có tên gọi là Diêm Điền (ruộng muối). Làng nằm trên một doi đất dài, địa hình như ngón chân một con chim khổng lồ duỗi ra. Nhiều người nói vui là có lẽ do vậy nên người Diêm Điền mới có tiếng nói tựa như... chim hót.

Gia phả của các dòng họ làng Diêm Điền cho thấy người dân ở đây di cư từ phía Bắc vào, mang theo thổ ngữ của vùng đất mà họ đã sống. Nhưng đã bao đời họ sống giữa lòng thành phố Đồng Hới mà vẫn giữ được tiếng nói gốc của mình. Khi đi làm ăn xa (như di cư), họ có ý thức giữ được tiếng nói riêng của mình, nếu không là mất gốc. Ở làng Diêm Điền còn có yếu tố quan trọng để họ có tiếng nói khác lạ với xung quanh chính là sự gắn kết cộng đồng rất chặt chẽ. 
(Ông Nguyễn Văn Tăng, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Quảng Bình)

LAM GIANG 

LÀNG “NƯỚC NGOÀI” DƯỚI NÚI NGÀN NƯA 
NẾU NGHE MỘT ĐOẠN ĐỐI THOẠI Ở LÀNG CỔ ĐỊNH, XÃ TÂN NINH, HUYỆN TRIỆU SƠN, THANH HÓA BẠN SẼ NGHĨ RẰNG CHUYỆN XẢY RA Ở MỘT XỨ NƯỚC NGOÀI NÀO ĐÓ. NHƯNG ĐÂY LÀ MỘT LÀNG QUÊ TUỔI NGOÀI NGÀN NĂM, NẰM DƯỚI CHÂN NÚI NƯA - NƠI NỮ ANH HÙNG DÂN TỘC TRIỆU THỊ TRINH (BÀ TRIỆU) PHẤT CỜ KHỞI NGHĨA CHỐNG GIẶC ĐÔNG NGÔ VÀO NĂM 248.


“Lạy cấy chuộc rửa cấy chò, lênh trên chằng ngơi”. Từ người già đến trẻ em ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) đều nói “tiếng Kênh Thủy” - Ảnh: HÀ ĐỒNG

“Tún tùn tun mới viền...” 

Về đến đầu làng Cổ Định, nghe chúng tôi muốn tìm hiểu về tiếng nói lạ của làng, một cụ già hơn 70 tuổi liền hào hứng giới thiệu: “Vào nhà ông giáo Cương ở xóm Mậu, ông ấy biết nhiều lắm đấy”. Theo lời chỉ dẫn của cụ, tôi đến nhà ông giáo Lê Bật Cương. Ông giáo Cương năm nay 87 tuổi, dạy học từ năm 1953, đến năm 1980 nghỉ hưu tại quê. Sức khỏe của ông giáo còn tốt và trí nhớ minh mẫn lắm. Sau chén trà mời khách, ông giáo Cương say sưa nói về tiếng của người quê mình: 
- Tiếng nói của làng Cổ Định là tiếng cổ, có tự lúc nào tôi cũng không biết nữa. Người làng Cổ Định bắt đầu biết nói là đã nói tiếng quê mình. Cho đến tận bây giờ người Cổ Định dù đi làm ăn, sinh sống ở nơi xa, khi về quê vẫn dùng tiếng của làng. Dân của 13 xóm đều có tiếng nói như nhau. Nhưng các làng bên cạnh giáp với làng Cổ Định nói tiếng khác hẳn. Tiếng nói làng tôi nghe lần đầu thấy nặng, nghĩa của từ ngữ đôi lúc người nghe là khách dễ hiểu nhầm”.
Ngồi lật từng trang vở cũ kỹ ghi chép lại những từ vựng, ngữ nghĩa trong tiếng cổ của làng Cổ Định nghe rất lạ, ông Cương mỉm cười, tâm sự: “Người làng tôi gọi con gà là con kha, bả vai gọi là cầu ban, đầu gối thì gọi là trốc cún, máy bay gọi là tàu băn, lúa gọi là lọ, gạo gọi là cấu, dọn dẹp gọi là đọn đẹp, trời tối gọi là trời tún, về là viền... 
Đặc biệt, tiếng cổ làng Cổ Định không phân biệt được từ sân và từ vườn, nên từ vườn cũng là sân. Vì vậy mới có chuyện có người con gái ở làng khác về làm dâu ở làng Cổ Định, đến bữa cơm chiều ông bố chồng bảo con dâu: “Trời sắp tún rồi, con đọn cơm ra vườn ăn”. Cô con dâu loay hoay mãi không biết trải chiếu, bê mâm cơm ra chỗ nào vì thấy ngoài vườn đã trồng cây, rau kín hết chỗ. Đang lúc lúng túng, may có anh chồng hiểu ý liền ghé vào tai vợ nói “Ở quê anh vườn cũng là sân đấy”. Cô con dâu thở phào...”.
Chúng tôi đang trò chuyện cùng ông giáo Cương thì người con trai ông Cương đi làm về góp chuyện: “Mỗi khi có khách đến làng chơi, người dân Cổ Định chuyển sang tiếng phổ thông với khách cho dễ hiểu. Nhưng trong câu chuyện, nếu có hai người làng là họ vẫn nói với nhau bằng tiếng Cổ Định. Ai về làm dâu rể Cổ Định cũng phải tự giác học tiếng Cổ Định. Nếu không, khi nghe mẹ chồng hỏi: “Răng con du đi cằn đến tún tùn tun mới viền?” (Sao con dâu đi cày đến tối thui thui mới về?) thì biết thế nào mà trả lời.


Đền thờ danh nhân Lê Bật Tứ (1562-1627) ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh - Ảnh: HÀ ĐỒNG

Giữ tiếng nói xưa cho đời sau 
Hiện nay, thế hệ người già (từ 60 tuổi trở lên) ở làng Cổ Định hằng ngày vẫn dùng tiếng cổ để nói chuyện với nhau. Còn lớp người trung niên, thanh niên và các cháu thiếu niên, nhi đồng đều dùng tiếng phổ thông như mọi địa phương khác để giao tiếp hằng ngày tại công sở, trường học, nơi công cộng. Còn khi ở nhà, các cụ già vẫn thường xuyên truyền dạy tiếng Cổ Định cổ cho con cháu. 

Ông Cương cho biết thêm: “Tiếng nói của tổ tiên, cha ông mình truyền lại, mọi thế hệ ở làng Cổ Định chúng tôi luôn phải biết gìn giữ, phát huy. Có rất nhiều người làng Cổ Định được học hành, đỗ đạt cao; có học hàm, học vị giáo sư, tiến sĩ, dù xa quê hương hàng chục năm nhưng vẫn giữ được tiếng cổ của quê nhà. Đó là điều rất đáng quý mà chúng tôi đang truyền dạy lại cho lớp con cháu hôm nay và mai sau...”. 
Ông Lê Thanh Sơn, cán bộ văn hóa xã Tân Ninh, cho biết đang tích cực sưu tầm các tài liệu, thư tịch cổ viết về lịch sử, tiếng nói cổ của làng Cổ Định, để ghi lại phục vụ nghiên cứu, giới thiệu với du khách và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ ở địa phương. Trong đó, việc giữ gìn tiếng nói cổ rất được quan tâm.
Ở Thanh Hóa còn có một “đảo thổ ngữ” khác nữa, đó là xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa). Người dân cả xã này đều là người Kinh nhưng nói bằng một thứ tiếng Việt riêng của mình và người Thanh Hóa gọi là “tiếng Kênh Thủy”. Chẳng hạn, trước khi đi ngủ bố mẹ nhắc: “Lạy cấy chuộc rửa cấy chò, lênh trên chằng ngơi” (lấy cái gáo rửa chân, lên giường đi ngủ). Củ gừng “tiếng Kênh Thủy” gọi là củ câng, cái nhãn vở gọi là cái két, máng nước để hứng nước mưa gọi là cái xốn, đầu gối gọi là trốc cún, cái chân gọi là cái trò, răng gọi là cái nanh, cái lưỡi gọi là cái lãn, tóc gọi là tắc... Vốn từ riêng của xã này có thể lập thành một cuốn từ điển.
Bà Nguyễn Thị Truật (81 tuổi), ở làng Trung, xã Vĩnh Thịnh, tự hào cho biết có người sang Pháp sống lúc mới 10 tuổi, sau 60 năm trở về thăm quê vẫn nói được tiếng Kênh Thủy. Cô Nguyễn Thị Nhân, giáo viên Trường tiểu học Vĩnh Thịnh, cho biết học sinh đến trường thì nói tiếng phổ thông, nhưng ra khỏi cổng trường là nói “tiếng Kênh Thủy”. Người cùng xã Vĩnh Thịnh mà nói chuyện với nhau bằng tiếng phổ thông là không thích. 

Buổi sáng, bà mẹ nói với đứa con: “Giẩu tru đếch xoong, bốc chi đớp?”. Chiều về bà lại quát con: “Kêu mi vô rú, răng tru viền đướn ăn lọ?”. Thằng con khóc rấm rứt: “Ai hay chi mô. Tru mềnh hướn, lè lản liếm tru cấy, lồng chặn bứt đứt chạc. Con chặn theo rạc cẳng, bổ ở ruộng cằn, rọt lộn lên cần cổ, trớt hết bộng, bể cả trốc cún. Chưa chậy bới cấy chi”. Bà mẹ liền buông một câu: “Hoọc không hoọc, giẩu tru không xoong, ăn cho tốn cấu”.
Đoạn đối thoại của hai mẹ con được “dịch” lại như sau:
Bà mẹ: - Giữ trâu không xong, lấy cái gì mà ăn?
- Bảo mày vô rừng, sao trâu lại về dưới ăn lúa?
Đứa con: - Ai biết gì đâu. Trâu mình động đực, lè lưỡi liếm trâu cái, lồng lên chạy đứt dây thừng. Con chạy theo mỏi cả chân, ngã ở ruộng, ruột bắn lên cổ, rách hết bụng, vỡ cả đầu gối. Giờ mẹ chửi cái gì”.
Bà mẹ: “Học không học, chăn trâu không xong, ăn cho tốn gạo”...
Lê Hải (Có một làng “nước ngoài” tại xã Tân Ninh)

HÀ ĐỒNG 

“MẬT NGỮ” LÀNG PHÚ HẢI
PHƯƠNG NGỮ QUẢNG TRỊ VỐN GÂY KHÓ KHĂN CHO NHỮNG NGƯỜI QUEN TIẾNG PHỔ THÔNG RỒI, NHƯNG CŨNG Ở QUẢNG TRỊ LẠI CÓ MỘT NGÔI LÀNG MÀ NGAY CẢ NHỮNG NGƯỜI GIỎI “QUẢNG TRỊ NGỮ” NHẤT VẪN BÓ TAY. NẾU NHƯ TÌNH CỜ RƠI VÀO MỘT CUỘC TRÒ CHUYỆN NÀO ĐÓ CỦA DÂN LÀNG PHÚ HẢI - XÃ HẢI BA, HUYỆN HẢI LĂNG, BẠN SẼ ĐIẾC ĐẶC. 


Cổng làng Phú Hải - Ảnh: Lê Đức Dục

Làng Phú Hải là một thôn nhỏ của xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tương truyền cư dân vốn từ đất Thanh Hóa vào lập nghiệp đã hơn 500 năm. Trước làng ở gần phía biển, do nạn cát bay cát lấp nên lùi về phía trong, vốn là vùng đất ruộng. Do diện tích của làng nhỏ hẹp, chủ yếu là ruộng cát, nên dân không sống bằng nghề làm ruộng mà chủ yếu nhờ vào nghề làm hàng mã, thầy cúng và đánh bát âm cổ nhạc cho các đám hiếu. Với sự “lên ngôi” của nghề này trong thời gian qua, đời sống dân làng Phú Hải được coi là khá giả. Có lẽ đặc thù này đã khiến người dân càng “bảo mật” nghề làng bằng những “mật ngữ” như đã kể.

Làng nghề phục vụ... “cõi âm” 

Phú Hải nổi tiếng bởi ba nghề truyền thống đều liên quan đến việc hiếu hỉ: nghề làm hàng mã, nghề bát âm cổ nhạc (chuyên phục vụ trống kèn tại các đám ma, đám giỗ...) và đặc biệt nhất là nghề... thầy cúng. Cả ba nghề này vốn liên quan đến nhau khá mật thiết. Những năm sau 1975, trước làn sóng bài trừ mê tín dị đoan, “nghề làng” bị mai một, dân làng đi tha phương, nhưng chừng hơn mươi năm trở lại đây, “phú quý sinh lễ nghĩa”, nghề truyền thống của làng phục hồi và có phần hưng thịnh hơn xưa. Cũng chính từ cái nghề thầy cúng-thầy pháp này mà người Phú Hải có một thứ ngôn ngữ riêng, chỉ những người làng hiểu, cha truyền cho con, ông truyền cho cháu, một thứ “mật ngữ” cực kỳ lợi hại.
Hơn 20 năm trước, khi còn là sinh viên, đi điền dã về văn hóa dân gian của hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng, một nhóm sinh viên lớp chúng tôi đã về tại làng này và sau mấy tuần ăn dầm ở dề, vốn liếng thu được cũng chỉ là vài tiếng lóng mà sau một hồi giải thích mới hiểu được mang máng cách “chế tạo” tiếng lóng của dân làng. Ví như đang ngồi với nhau, một nhóm bạn người làng Phú Hải muốn đi trước thì họ sẽ nói một từ “tỏi”, và sau đó chỉ là người Phú Hải mới biết “tỏi” nghĩa là đi, rời khỏi. Vì sao động từ “đi” lại biến thành... “tỏi”? Hóa ra công thức của nó là thế này: tỏi là tên một loại gia vị cùng với hành (hành - tỏi), và hành trong chữ Hán nghĩa là đi, có vậy thôi, nhưng mà “tỏi” chỉ là một từ đơn giản, còn nói cả một câu chuyện bằng thứ mật ngữ được diễn dịch đến vài ba lần thì không dễ dàng chút nào!
Nhờ hai cậu em là dân làng Phương Lang, cùng xã Hải Ba ở cạnh làng Phú Hải dẫn đường cho tôi tìm đến nhà cụ Trần Đức Tranh, một thầy cúng nổi tiếng ở làng, nay đã hơn 80 tuổi. Vừa đặt vấn đề tìm hiểu về “mật ngữ” của làng, cụ Tranh nói ngay: “Các chú muốn tìm hiểu chi cũng được nhưng cái thứ tiếng nói này là bí mật của làng, tui không thể tiết lộ được. Nếu muốn cho các chú biết thì phải hỏi ý kiến hội đồng kỳ mục của làng, các trưởng lão có cho mới được nói. Mà chắc chắn không thể cho vì đây là bí mật, mấy chú tìm hiểu viết lên báo thì cả thế giới biết, còn chi là bí mật của làng nữa, phải không”.
Nếu lý giải về thứ ngôn ngữ là bí mật của làng như cụ Tranh thì quá đúng, nhưng đã đội mưa đội gió về làng, không lẽ về không? Vậy nên chúng tôi đành dùng chiến thuật “trước ở ngoài sân, sau lần vô bếp”, thế nào cụ Tranh cũng hứng khởi mà tiết lộ gì đó...


Cụ Trần Đức Tranh, người nắm nhiều bí mật về “mật ngữ” Phú Hải - Ảnh: Lê Đức Dục

“Có chấm óc, đáo”... 

Vào bất cứ nhà nào ở Phú Hải làm nghề thầy cúng cũng có thể thấy bàn thờ Thái Thượng Lão Quân cưỡi con trâu xanh trang trọng giữa nhà. Ôm một chồng sách xưa in chữ Nho li ti chi chít, cụ Tranh bảo: “Bảy tám chục năm trước, đang để chỏm thì bố tôi đã rước thầy đồ về dạy chữ Hán cho mấy anh em, học chữ Hán cũng chính là để sau này lớn lên mới đọc được những cuốn sách cúng, lịch vạn sự, vạn niên... in bằng chữ Hán được truyền từ mấy đời. Với những kinh sách ấy có thể yên tâm đi kiếm cơm thiên hạ”. 
Tuy nhiên để trở thành một thầy cúng - thầy pháp tinh thông các nghi lễ kinh sách chữ Hán không phải ai cũng làm được, và có lẽ chính vì cái nghề cúng này cần một chút “u u minh minh” mới thêm phần bí ẩn, tò mò nên chi tự thuở xa xưa, người làng đã sáng chế ra “mật ngữ” của riêng làng, người ngoài không thể biết được.
Sau một hồi hỏi han thuyết phục, cụ Tranh cũng cho chúng tôi vài câu trong những tình huống đơn giản. Ví như đang làm việc gì đó, nếu chủ nhà xuất hiện họ sẽ thông báo cho nhau như sau: “Có chấm óc, đáo”. Đáo, trong chữ Hán là về thì có thể hiểu, nhưng “có chấm óc” tại sao lại gọi là chủ? Và đây là những thao tác mà chắc có là tiến sĩ Hán học cũng không thể diễn dịch nổi: Trong chữ Hán, chữ “chủ” gồm chữ vương (王) và dấu chấm trên chữ vương (主) có nghĩa là chữ “chủ”, “óc” hiểu theo nghĩa thông thường là ở trên đầu (đầu óc), có chấm óc tức là có cái chấm trên đầu-tức là chữ “chủ”, thay vì nói “chủ nhà đang về kìa” thì người Phú Hải sẽ nói “Có chấm óc, đáo!”. Đó là một thứ mật ngữ trộn lẫn giữa chữ Hán và ngôn ngữ bản địa, được diễn dịch qua nhiều tầng nấc như cái từ “đi” nghĩa là “hành” và dân Phú Hải thì gọi là “tỏi” như chúng tôi vừa kể ở trên.
Nhưng ngôn ngữ đặc biệt này cũng không chỉ dựa vào sự diễn dịch, đánh tráo các từ Hán - Việt, có nhiều từ rất lạ mà không thể tìm được mối liên hệ nào với phương ngữ chung của vùng. Ví như nấu cơm thì tiếng Phú Hải gọi là “chử náp”, uống nước thì gọi là “cửa thổi”, nói về người sắp chết thì bảo là “thượng gần uốn” (anh ta gần chết)...
Không xa nhà của thầy cúng Trần Đức Tranh là nhà của thầy cúng trẻ Hồ Duy Chẩn. Khi chúng tôi đến nhà, anh Chẩn đang đi cúng xa, vợ anh, chị Nguyễn Thị Hằng, vốn là dân làng Linh Chiểu ở cạnh làng Phú Hải, tuy đã về làm dâu làng Phú Hải gần 30 năm nhưng khi nghe chúng tôi tìm hiểu về thứ ngôn ngữ kỳ lạ này chị Hằng nói rất thật lòng: “Thì tui cũng nghe cha con nhà này, nói chuyện với nhau vậy chứ tui không biết nói gì. Thỉnh thoảng có khách trong làng đến nhà, năm bảy người tụ tập uống trà, trò chuyện, nhưng chuyện gì thì cũng không biết được”.
Anh Nguyễn Quyết, chủ tịch xã Hải Ba, khi nghe chúng tôi đặt vấn đề về thứ tiếng nói riêng có của dân làng Phú Hải cũng thú nhận tuy là cư dân cùng xã, làm tới chủ tịch xã này nhưng vốn liếng “tiếng lóng Phú Hải” của anh Quyết cũng nằm ở một số từ đếm chưa hết trên đầu ngón tay của một bàn tay, thế mới biết trình độ “bảo mật ngôn ngữ” của dân Phú Hải cao đến nhường nào.

LÊ ĐỨC DỤC
“IÊNG PHÔ KY?” - ANH NÓI GÌ?
“ĐẾN LÀNG AN TIẾN TÔI ĐỐ NGƯỜI NÀO NGHE ĐƯỢC DÂN LÀNG NÓI GÌ. HỌ NÓI VỚI NHAU NHANH NHƯ CHIM HÓT, LÍT NHÍT NHƯ CHUỘT KÊU. CÓ NGƯỜI MỚI ĐẾN CỨ NHẦM TƯỞNG NGƯỜI DÂN NƠI ĐÂY NÓI TIẾNG NƯỚC NGOÀI. NẾU KHÔNG CÓ NGƯỜI PHIÊN DỊCH THÌ CHỊU”. 


“Mấy iêng lé bêng cho cong tru vía nhé!”. Chúng tôi đang ngơ ngác thì bạn “thổ dân” đi cùng giải thích: “Các anh tránh bên cho con trâu về nhà!” - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Ông Lê Bá Hạnh, phó giám đốc Bảo Tàng Hà Tĩnh, giới thiệu về ngôi làng lạ ấy và đưa chúng tôi về làng An Tiến, thuộc xã Đức An, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).

Phải có... ”phiên dịch”
Vừa đến làng An Tiến, gặp một cô gái độ tuổi đôi mươi. Cô gái vồn vã: “Mấy iêng vía đai huổi ai?”. Chúng tôi ngẩn tò te không hiểu gì cả. Người “phiên dịch” liền cho biết cô gái nói: “Các anh về đây hỏi ai?”. À thì ra như thế. “Đây có phải làng An Tiến không?”. Cô gái gật đầu: “Đuống ruồi rạ!” (Đúng rồi ạ!”). 
Ông Nguyễn Đình Dương, 62 tuổi, đang dắt con trâu về nhà. Thấy chúng tôi đứng trên đường làm con trâu sợ phải chùn chân, ông nói: “Mấy iêng lé bêng cho cong tru vía nhé”. Chúng tôi đang ngơ ngác không biết ông Dương nói gì thì anh bạn “thổ dân” đi cùng giải thích: “Các anh tránh bên cho con trâu về nhà”.
Đi trên đường làng An Tiến, chúng tôi bắt gặp rất nhiều người dân nói chuyện với nhau. Họ nói rất nhanh và lít nhít trong cổ họng. Cho dù chúng tôi tập trung nghe và cố nhận biết họ đang nói gì nhưng chỉ biết lắc đầu, cười trừ. Khi chúng tôi hỏi đường về nhà ông Phan Văn Năm, 65 tuổi, ở thôn Quang Tiến, một người dân hướng dẫn: “Lại đú, quèng vô đú, vô đú”. Nghĩa là: lại đó, rẽ vào đó rồi vào đó.

Làng An Tiến thuộc vùng tiểu bán sơn địa của huyện Đức Thọ, vừa tiếp giáp với đồng bằng lại vừa tiếp giáp với vùng đồi núi thấp. Ông Lê Bá Hạnh, phó giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh, cho biết làng An Tiến là một vùng đất linh thiêng, giàu tinh thần yêu nước. Khi giặc Minh xâm lược, vùng đất An Tiến là điểm cung cấp lương thực, trú ẩn của nghĩa quân Lam Sơn.
“Nhưng không hiểu sao An Tiến vẫn có giọng nói “lạ” nhất Hà Tĩnh mà người ta thường đùa với nhau là “tiếng chim” rất khó nghe. Người dân ở đây nói rất nhanh, khi họ nói chậm lại ta có thể nhận biết họ dùng một số vần lẫn lộn như vần “a” - “e”, “o” - “u”... Nhiều từ phát âm của người dân làng này thường sử dụng vần “u” là chính. Ngoài ra người làng An Tiến còn sử dụng một số từ ngữ thay thế cho một số từ phổ thông ta thường dùng như: đẩy - đu, nhà - nhè, cha - che...”, ông Lê Bá Hạnh nói. 
Theo ông Hạnh, đã có một số nhà nghiên cứu thuộc Bảo tàng Hà Tĩnh tổ chức nghiên cứu “điền dã” về làng An Tiến để tìm hiểu về phương ngữ đặc trưng của người dân.

Ông Năm cho biết ngay người làng An Tiến nhiều khi nói với nhau cũng hiểu nhầm huống hồ chi người nơi khác đến. Ông kể câu chuyện có thật, người dân làng An Tiến thường gọi con chó là con chú. Một hôm có hai anh em ngồi hàn huyên với nhau thì cô vợ của người em phát hiện con chó bị chết ở sau vườn, liền chạy vào la lớn: chú chết rồi, ra mà lấy làm thịt. Người anh giật mình quát: Chú (em cha) mới ngồi uống rượu với tau đây mà răng lại chết được... Ông Năm còn kể vì giọng nói của người làng An Tiến rất khó nghe nên con gái làng khác thường rất “kỵ” con trai làng này. Từ xưa không biết bao nhiêu chàng trai ở làng An Tiến ngỏ lời với các cô gái làng bên nhưng đều thất bại. Ngay lần gặp đầu tiên, nhiều cô gái ở làng khác nghe các chàng trai An Tiến nói rất nhiều, nhưng cuối cùng cũng chỉ học được một câu: “Iêng phô ky?” (anh nói gì?).

Mời bố ăn cơm lại chạy đi lấy rơm 
Là người ở xã Đức Lập, khi về làm dâu ở làng An Tiến, chị Trần Thị Long ngại nhất là giao tiếp với mẹ chồng. Chị kể mẹ chồng chị nói “đặc” tiếng làng An Tiến khiến chị vừa nghe không được, lại vừa hiểu nhầm. Ngày về làm dâu đầu tiên, đến bữa cơm tối, mẹ chồng bảo chị: “rạ muối che xuống cợm”. Nghe xong, chị liền chạy ngay ra sau nhà mang vào mấy bó rơm để nhen lửa. Anh chồng cười ngặt nghẽo: “Mẹ bảo em mời bố xuống ăn cơm, chứ ai bảo đi lấy rơm rạ gì đâu”.
Là nhân viên văn phòng UBND xã Đức An, nhiệm vụ của chị Long là dự và ghi chép lại bằng văn bản nội dung các cuộc họp. Chị Long sợ nhất khi cán bộ xã là người làng An Tiến phát biểu. Chị phải tập trung cao độ để vừa nghe vừa tự dịch ra tiếng phổ thông nhưng vẫn không chính xác. Vì vậy, xong cuộc họp, chị phải hỏi lại anh cán bộ nói “tiếng An Tiến” để ghi lại cho chính xác.
Chúng tôi chào ra về, một cô gái làm việc ở văn phòng UBND xã Đức An liền trêu bằng một thứ tiếng An Tiến pha tiếng phổ thông: “Bức ky, bức ky. Trời không mưa mô. Trời mưa em chặt cho chút lá tro”... Cô gái này không phải người An Tiến nên phải dùng thêm tiếng phổ thông, nhưng chừng đó cũng khiến chúng tôi bí rị. Cô gái cười dịch lại: “Vội gì, vội gì. Trời không mưa đâu. Trời mưa em cắt cho ngọn lá cọ”. Có thế thôi mà cũng đành chịu.

Máu thịt của làng 
Làng An Tiến nằm dưới dãy núi Trà Sơn thơ mộng, gắn liền với sự kiện hoàng hậu Bạch Ngọc trốn bỏ kinh thành về chiêu mộ người nghèo, tiến hành khai khẩn ở đây. Còn làng có từ đời nào thì không một người dân biết. Cũng không một người dân nào của làng biết rõ vì sao người làng An Tiến mình lại có thứ tiếng nói lạ như thế. Cụ Đào Duy Từ, 84 tuổi, ở xóm Quang Tiến, là người am hiểu về lịch sử của làng nhất, cũng chỉ đưa ra giả thuyết: “Có lẽ từ xưa người làng An Tiến sống ở vùng rừng núi, ít giao lưu, không đi lại các vùng miền khác nên chỉ nói một thổ ngữ riêng của mình. Ngoài ra nguồn nước, thổ nhưỡng cũng làm cho giọng nói của dân An Tiến không giống ai”.
Một số cụ cao tuổi lại cho rằng làng An Tiến trước đây là nơi biên ải của đế chế Chămpa cổ. Khi vùng này thành đất Đại Việt thì vẫn còn một bộ phận người Chăm sinh sống. Do đó, dù trải qua bao biến cố lịch sử nhưng giọng nói người dân nơi đây chưa thay đổi.
Ông Phan Thanh Lam, cán bộ văn hóa xã Đức An, cho biết đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ học về làng An Tiến tìm hiểu, nghiên cứu giọng nói của làng. Có nhà nghiên cứu ngồi cả ngày ở chợ Chay để nghe người dân giao tiếp, trao đổi, mua bán mà không biết họ đang nói gì. Có nhiều người đi xa hàng chục năm trời vẫn nặng tiếng nói của làng. Có lẽ do cái tiếng nói lạ ấy đã trở thành máu thịt thiêng liêng của người dân làng An Tiến. “Đổi giọng còn nặng hơn tội bất hiếu với cha, do đó dù ai đi đâu, làm việc gì thì vẫn giữ truyền thống giọng nói của làng”, ông Lam cho hay.

VĂN ĐỊNH
LÀNG TRẠNG NÓI CHI LẠ...
“GA NI GA MÔ/ GA MÔ RI ENG/ GA NI GA CHI/ O NI ĐI MÔ/ O MÔ ĐI RA, O MÔ ĐI VÔ/ ĐI VÔ GA MÔ RI...”. MỚI THOẠT NGHE MỘT LOẠT CÂU NÓI TRÊN DỄ NHẦM TƯỞNG LÀ NGƯỜI... NHẬT ĐANG NÓI CHUYỆN, NHƯNG THẬT RA ĐÓ LÀ MỘT NHÓM DÂN VĨNH HOÀNG ĐANG ĐI TRÊN TÀU CHỢ! 
THẬT TIẾC LÀ CHỈ CÓ THỂ GHI LẠI CHỮ CHỨ KHÔNG THỂ ĐƯA CÁI PHẦN NGỮ ÂM LÊN BÁO. BỞI VỚI CHẤT GIỌNG ĐẶC SẮC ẤY, CỘNG VỚI PHƯƠNG NGỮ CỦA VÙNG ĐẤT NÀY, CHỈ CẦN NGHE GIỌNG VĨNH HOÀNG CẤT LÊN ĐÃ THẤY VUI, CHƯA NÓI ĐẾN MỘT KHẢ NĂNG ỨNG TÁC CHUYỆN TRẠNG DÂN GIAN NHƯ MỘT DI SẢN VĂN HÓA RIÊNG CÓ.


Ông Trần Hữu Chư đã lưu lại những câu chuyện trạng của làng bằng những bức tranh vẽ - Ảnh: H.QUÂN
Thật ra cái câu nghe như tiếng Nhật nói trên chỉ đơn giản là các cách nói của câu hỏi “Ga (xe lửa) này là ga nào đây... Cô này định đi đâu... Cô nào đi chuyến tàu vào... cô nào theo chuyến tàu ra... Tàu sẽ vào ga nào đây...”.
Tiếng Pháp cộng tiếng Nhật (!?) 

Dân Quảng Trị thấy ai nói khoác (tất nhiên pha chút hài hước) thể nào cũng bảo: “Tay này chắc quê gốc Vĩnh Hoàng”. Cái vùng đất phía đông huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian lưu tâm nghiên cứu. 
Ngôi làng này là chiếc nôi của những câu chuyện trạng nổi tiếng từng được ví như làng Gabrovo trứ danh của nước Bulgaria. Tính nết khôi hài cùng với thổ ngữ là lạ đã sinh ra biết bao câu chuyện trạng cười “bể bụng”.
Ví như câu nói “ga mô ri eng?” hay “ga mô ri o?”, là cư dân khu 4 (vùng Thanh Nghệ Tĩnh - Bình Trị Thiên) ai cũng hiểu được nội dung, nhưng đưa nó thành chuyện trạng thì chỉ có thể là...Vĩnh Hoàng! 
Một người kể: “Bựa nớ đi tàu bay ra nác ngoài, chộ cái dà ga đại chang bang, bơ hỏi một đực: “Ga mô ri eng?”. Đực ta nọ ư hự răng, trặc sang cái mụ tê hỏi “Ga mô ri o?” cụng nọ ư hự, sau cả mấy đực chụm trốc hội ý rồi hỏi lại dà choa là câu trước nghe dư tiếng Pháp, câu sau nghe dư tiếng Nhật mà nỏ phải tiếng Nhật hay tiếng Pháp, cả tàu bay nỏ ai biết miềng nói cấy chi!”. Hóa ra đơn giản chỉ đi máy bay ra nước ngoài, thấy cái nhà ga quá to, mới hỏi: Ga này là ga nào hả anh? Nhưng người ta không trả lời được, quay sang hỏi một chị: Ga này là ga nào chị? chị ấy cũng không trả lời được, sau đó tất cả bọn họ chụm đầu hội ý để đoán xem hai câu hỏi là ngôn ngữ nước nào, nghe như tiếng Pháp và tiếng Nhật nhưng không phải vậy!
Về Vĩnh Hoàng, có thể nghe hàng trăm câu chuyện liên quan đến phương ngữ của dân làng như chuyện “Kí lộ chao cặng mô ri o?” (cái chỗ rửa chân ở đâu vậy hả cô?). Chuyện hỏi cung tù binh Mỹ bằng giọng Vĩnh Hoàng hồi chiến tranh, chuyện “Bọ mạ mi mô”...Trong số những người làng có năng khiếu kể chuyện trạng phải kể tới hai ông Trần Đức Trí và Trần Hữu Chư.
“Rứa chú mi đã nghe chuyện Lợ một buội cay”(Lỡ một buổi cày) chưa?”, ông Trần Đức Trí - một nghệ nhân chuyện trạng Vĩnh Hoàng ở làng Huỳnh Công Tây thuộc xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), mở đầu câu chuyện với một cái giọng rất... trạng. “Bựa nớ, dà có mấy méng rọong, tui ưng đi cày sớm nên dặn vợ chủn bị cơm nác.Trời đạ sáng chi mô,vợ tui đạ mần sặn một bù nác chè đặc với một mo xôi xáo vợi khoai, bay mùi ra chi thơm.Tui nghe đạ khoái, liền lùa bò một mạch tận rú. Chộ trời chưa rạng, tui cho bò ăn một chặp. (dịch: Bữa đó, nhà có mấy mảnh ruộng, tui thích đi cày sớm nên dặn vợ chuẩn bị cơm nước. Trời đã sáng gì đâu, vợ tôi đã làm sẵn một bầu nước chè đặc với mo cơm nếp xáo với khoai, bay mùi ra thơm lắm. Tôi nghe đã thích liền lùa bò một mạch tận rừng. Thấy trời chưa sáng, tôi cho bò ăn một lúc).
Cứ thế, ông vừa kể bằng giọng Vĩnh Hoàng, còn chúng tôi ghi lại qua người phiên dịch. Câu chuyện tiếp tục rằng sau đó, ông chọn một con trong đàn bò rồi buộc vào cày và bắt đầu cày ruộng. Cày một hồi đến khi mặt trời lên mới biết cái con đang kéo cày không phải là bò mà là... cọp. “Sặn rạ trung tay, tui phắt một lát thiệt năng, niệt cày đứt mần đôi. Lạo cọp khiếp, chạy một mạch vô rú khôông dòm lại. Rứa là tui lợ một buội cày!” (sẵn cái rựa trong tay, tôi chặt một nhát thật mạnh, cày đứt đôi. Lão cọp khiếp, chạy một mạch vô rừng, không nhìn lại. Vậy là tôi lỡ mất một buổi đi cày).
Giọng ông nặng trịch, người Quảng Trị gọi là nặng cạy cạy. Thanh hỏi, thanh ngã đều biến thành thanh nặng, thanh ngang và huyền khi mờ khi tỏ. Lại thêm phương ngữ Vĩnh Hoàng, từ cổ và từ đệm thoắt ẩn thoắt hiện trong câu chuyện. Cùng với cái giọng nhấn nhá lên xuống, lúc nhanh lúc chậm của một cao thủ kể chuyện trạng Vĩnh Hoàng. Dù đã nghe đến cả ngàn lần vậy mà dân làng vẫn thích ngồi nghe ông kể và cười ngả nghiêng như mới nghe lần đầu. Tôi hỏi một đồng nghiệp ở cách đó mấy cây số: “Ông hiểu gì không?”. “Vừa nghe vừa đoán nhưng cũng như vịt nghe sấm”.


Bức tranh Cãi cọp mà cày của ông Trần Hữu Chư - Ảnh: HOÀI QUÂN
Gìn giữ di sản cho làng...

Chuyện trạng Vĩnh Hoàng từng được cố tiến sĩ văn học Võ Xuân Trang dày công sưu tầm,biên soạn và in thành sách. Sở Văn hóa thông tin tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) đã từng tổ chức hội thảo về chuyện trạng Vĩnh Hoàng. Những câu chuyện trạng đậm đặc tính cách Quảng Trị “cười quên khổ” và thứ thổ ngữ “nặng hơn cả Quảng Trị”, dẫu chỉ nghe một lần cũng thật khó quên. 
Đã có một giai đoạn Phòng Văn hóa thông tin huyện Vĩnh Linh tổ chức hội thi kể chuyện trạng nhằm phát huy sự sáng tạo của người dân với những câu chuyện đặc thù Vĩnh Hoàng, nhiều nghệ nhân dân gian đã nổi lên từ những hội thi như thế, tuy nhiên chỉ được một thời gian phong trào lại lắng xuống. Những câu chuyện của người làng Vĩnh Hoàng vốn được sinh ra để mang lại tiếng cười lạc quan cho nhau bên ấm chè xanh, bên nồi khoai lang bở chứ không phải để hội hè thi thố, và dường như khi cuộc sống càng sung túc, bớt phần cơ cực, những câu chuyện trạng đầy ắp lạc quan càng vắng dần. Duy có ông Trần Hữu Chư sợ rằng những câu chuyện một thời mất đi, ông đã giữ lại bằng cách vẽ những câu chuyện ấy thành những bức tranh, mỗi bức tranh là một câu chuyện ấm áp hồn hậu và lạc quan của đời dân, đời làng qua bao dâu bể thời gian...
Vùng đất này xưa có thành ngữ “ăn cơm bữa diếp” - nghĩa là hai ngày mới được ăn một bữa cơm, hỏi ăn cơm chưa nghe trả lời ăn từ “bữa diếp” nghĩa là ăn cơm từ... ngày kia. Cuộc sống cơ cực ngày xưa như vậy đã khiến người dân lạc quan như một tính cách được hình thành từ chính hoàn cảnh sống. Những năm chiến tranh, đây cũng là vùng đạn bom khốc liệt, truyền thống “trạng” càng được nối tiếp, thành một thứ năng lượng tinh thần động viên dân làng vượt lên thử thách mà sống, mà chiến đấu.Và đấy là thứ hương hỏa tinh thần vô giá, đã lặn vào máu thịt đời dân nơi đây, và họ mang theo, dù đến chân trời góc bể nào đi nữa!

PHẠM XUÂN DŨNG - LÊ ĐỨC DỤC
DẤU VẾT CỦA NHỮNG CUỘC DỊCH CHUYỂN TỘC NGƯỜI
LÝ GIẢI VỀ HIỆN TƯỢNG NHỮNG ĐẢO THỔ NGỮ LẠ GIỮA MỘT CỘNG ĐỒNG CÓ GIỌNG NÓI PHỔ THÔNG, NHIỀU NGƯỜI THƯỜNG LÝ GIẢI LÀ DO NƯỚC UỐNG, DO THỔ NHƯỠNG, DO MÔI TRƯỜNG KHẮC NGHIỆT, VÙNG ĐẦU SÓNG NGỌN GIÓ, ĂN TO NÓI LỚN... MỘT SỐ LÝ GIẢI KHÁC, NHƯ TRƯỜNG HỢP LÀNG MỸ LỢI, THÌ CHO RẰNG NGƯỜI QUẢNG ĐÃ RA HUẾ ĐỊNH CƯ VÀ BẢO LƯU GIỌNG QUẢNG CỦA MÌNH SUỐT 4-5 TRĂM NĂM NAY (NHỮNG HỌ LÂU ĐỜI NHẤT Ở MỸ LỢI CÓ GIA PHẢ ĐỀU ĐÃ 16-17 ĐỜI). THẾ NHƯNG, RÕ RÀNG NHỮNG CÁCH TRẢ LỜI NÀY MANG NHIỀU KIẾN GIẢI CỦA DÂN GIAN HƠN LÀ KHOA HỌC. TRONG KHI KHOA HỌC, TỨC CÁC NHÀ NGÔN NGỮ TRÊN THẾ GIỚI, ĐÃ LÝ GIẢI HIỆN TƯỢNG NÀY MỘT CÁCH ĐẦY ĐỦ VÀ KHÁ SÂU SẮC.


Cuốn sách đoạt giải thưởng Sách hay 2012 của tác giả Hồ Trung Tú

Do một bộ phận dân cư đã thay đổi ngôn ngữ 
Quan điểm quan trọng nhất giúp ta hiểu hiện tượng này là của Meillet, nhà ngôn ngữ học người Pháp: “Khi một ngôn ngữ biến đổi nhiều, tạo ra một bộ mặt mới khác với trước đó thì rất có thể là có một bộ phận dân cư đã thay đổi ngôn ngữ”. Ở VN, theo GS ngôn ngữ học Hoàng Thị Châu, các thành phần dân cư đã thay đổi ngôn ngữ của mình để nói tiếng Việt là những người Việt gốc Hoa, gốc Khmer và gốc Chăm”(Hoàng Thị Châu, Tiếng Việt trên các miền đất nước - Phương ngữ học, NXB KHXH 1989, trang 229). Theo chúng tôi, ở miền Trung còn phải kể đến các tộc người thiểu số khác nữa như Rục, Tà Ôi, Bru-Vân Kiều, Ka Tu, Cuối, Mọn, Đan Lai - Ly Hà, Tày Poọng...
Ví dụ, trong thực tế, điều bất cứ ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy là người Ấn nói tiếng Anh rất khác với người Thái nói tiếng Anh và cũng khác xa với người Việt, Nhật, người Hoa, người Pháp nói tiếng Anh. Những nhóm dân cư mà GS Hoàng Thị Châu đề cập đã nói tiếng Việt bằng giọng nói của họ và đã sinh ra những vùng thổ ngữ khác nhau.
Thực tế có nhiều yếu tố để tạo thành một thổ ngữ. Như trường hợp trên là một, ngoài ra ta còn có các trường hợp người Chăm tiếp thu tiếng Việt ở người có giọng Hải Dương, Thái Bình sẽ khác rất nhiều với việc họ học nói tiếng Việt với người Thanh Hóa và sẽ càng khác nếu học nói tiếng Việt với người Nghệ An. Rõ ràng điều đó tạo nên những vùng thổ ngữ khác nhau.
Ngôn ngữ tiếng Việt là ngôn ngữ thanh điệu, chưa kể điệu tính bổng trầm của mỗi vùng thì việc nói đủ sáu dấu thanh là điều khó với bất cứ ai học nói tiếng Việt. Chính vì vậy chúng ta thấy với người nước ngoài họ sẽ không nói được nên bỏ bớt đi một số dấu thanh. Ở một số làng tại Nghệ An, Hà Tĩnh người ta chỉ nói ba thanh nên nghe rất lạ tai, có thể chính là lý do này. Ở Quảng Nam vào đến Phú Yên thì các dấu thanh tương đối đủ, nhưng điểm đặc biệt là sự biến đổi của nguyên âm, đầu têu nhất là mọi âm/a/ đều bị biến thành/oa/ (ở Phú Yên thì/a/ thành như/e/ và Quảng Ngãi, Bình Định là những bước trung gian) nên kéo theo hàng loạt biến đổi khác như: Choa ơi choa, anh Boa ảnh câu con cóa, ảnh để trên hòn đóa con gòa hén en (Cha ơi cha, anh Ba ảnh câu con cá, ảnh để trên hòn đá con gà hắn ăn).
Loạt bài về tiếng nói lạ trên Tuổi Trẻ vừa qua không đề cập đến làng Cao Lao Hạ ở bờ nam sông Gianh, tỉnh Quảng Bình. Đây là một làng ngôn ngữ vì không một nhà ngôn ngữ nào không một lần đến đó để nhận thấy những biến âm kỳ lạ khi cư dân làng này nói tiếng Việt. Trong sách Có 500 năm như thế, chúng tôi đã làm một kết nối: Thì ra làng này chính là thành Khu Túc của nước Chiêm Thành xưa. Thành này đã hoàn toàn thuộc về Đại Việt từ năm 1069 nhưng người dân ở đó vẫn bảo lưu giọng nói của mình và tập nói tiếng Việt theo giọng người Khu bốn, tức chỉ có bốn thanh, và ở đó họ chỉ nói còn ba thanh, không có dấu hỏi, dấu ngã và dấu sắc, tất cả dấu hỏi, dấu ngã và dấu sắc đều được nói như dấu nặng. Chính vì vậy đã tạo nên một ốc đảo ngữ âm lạ.
Ở làng Mỹ Lợi cũng vậy, nhà nghiên cứu Chu Sơn nói làng Mỹ Lợi nói không hẳn ra giọng Quảng vì không nói “mô, tê, răng, rứa” mà nói “đâu, kìa, sao, vậy”, nếu vậy thì đây chính là nét để nhận ra giọng Quảng Ngãi. Ở Quảng Nam có rất nhiều làng nằm giữa một vùng Quảng Nam nhưng lại không nói “mi, tau, mô, tê, răng, rứa” mà nói “mầy, tao, đâu, kìa, sao, vậy” giống Quảng Ngãi như Phong Lệ, Thanh Quýt, Mã Châu, Phú Nham, Tây Gia, Phú Bình... Cứ như theo ngữ điệu mà xét thì ta thấy giọng nói các làng này khá gần với Quảng Ngãi. Tại sao lại có hiện tượng những ốc đảo giọng Quảng Ngãi, Bình Định ở giữa Quảng Nam hay Huế?


Nhà báo, nhà nghiên cứu Hồ Trung Tú - Ảnh: Thảo Nguyên

Từ thổ ngữ nhận ra lịch sử 
Khi một bộ phận dân cư thay đổi ngôn ngữ thì dấu hiệu đặc trưng nhất giúp ta nhận biết đó chính là ngữ điệu và ngữ âm. Ví dụ dễ thấy là người Việt nói tiếng Anh, và bất cứ người nước nào khác cũng vậy, khi nói tiếng Anh khó nhất là ngữ điệu của người Anh. Ở VN ta thấy nếu lấy ngôn ngữ vùng đồng bằng Bắc bộ làm chuẩn, và cả giọng Khu 4 cũ (tức các tỉnh từ Nghệ An vào Thừa Thiên - Huế) cũng rất nhiều bổng trầm, thì phương ngữ Nam Hải Vân đến tận Cà Mau hầu như đã đánh mất ngữ điệu đó. Để đồng thuận được điều này chúng ta cần thống nhất thời điểm hình thành vùng phương ngữ Nam Hải Vân này. Sách Ô Chân Cận Lục của Dương Văn An, được viết năm 1553, đã phân biệt vùng Thuận Hóa (tức các tỉnh từ Quảng Bình đến một phần tỉnh Quảng Nam nay) có hai giọng nói là giọng Châu Hoan và giọng Châu Hóa. Giọng Châu Hoan được xác định là giọng của người Khu 4 cũ (Vinh đến Huế nay), vậy giọng Châu Hóa là gì nếu không phải là giọng Quảng Nam? Nhìn lại lịch sử, vùng đất Quảng Nam có người Việt đặt chân đến định cư bắt đầu từ năm 1306 và chắc chắn giọng nói vùng này cũng hình thành từ đó do cuộc biến đổi từ một bộ phận người Chăm đã thay đổi ngôn ngữ, tức người Chăm nói tiếng Việt mà thành. (Xem thêm từ sách Có 500 năm như thế - Hồ Trung Tú).
Trong suốt 700 năm qua, có nhiều làng người Chăm ở Quảng Bình đến Quảng Nam vẫn bảo lưu giọng nói của mình và chỉ chịu chuyển sang nói tiếng Việt vào các thế kỷ sau, thậm chí có làng, nhất là các làng biển, mãi đến thế kỷ 18 họ mới hoàn toàn chuyển hẳn sang nói tiếng Việt. Nó cho ta một hình dung về chuyện người Chăm chuyển sang nói tiếng Việt sớm muộn khác nhau mà ra những vùng thổ ngữ khác nhau.
Mô hình này cho ta hình dung câu trả lời hiện tượng những làng nói giọng lạ, mà loạt bài về “Lạ kỳ tiếng Việt đó đây” đã đề cập. Nếu bỏ công truy tìm ở các làng thổ ngữ này chắc chắn ta sẽ tìm thấy nguồn gốc xa xưa của một tộc người nào đó đã từ bỏ ngôn ngữ của mình để nói tiếng Việt, và điều này mở ra những khả năng nghiên cứu bản sắc địa phương lý thú hơn rất nhiều.
Nếu chấp nhận mô hình này, chúng ta sẽ mặc nhiên có được một công cụ quan trọng để nhìn vào các bước đi của lịch sử trong trường hợp đã mất hết các sử liệu, tức giúp ta hình dung về những cuộc chuyển động, va chạm của các tộc người, sự tiếp biến của các nền văn hóa đã từng xảy ra cách nay vài trăm đến hàng ngàn năm trước.

Theo lịch sử Nam tiến, người Quảng Ngãi phải nói tiếng Việt muộn hơn người Quảng Nam và người Bình Định thì càng muộn hơn nữa, người Phú Yên rõ ràng chỉ chịu chuyển sang nói tiếng Việt sau năm 1611 (theo chúng tôi, ở đây phải cuối thế kỷ 17 này mới hoàn toàn chuyển sang tiếng Việt). Nếu giọng Quảng Nam do người Chăm nói tiếng Việt của người Hải Dương, Thanh Hóa mà thành thì có thể giọng Bình Định, Phú Yên là do người Chăm nói tiếng Việt theo giọng người Quảng Nam mà có (giai đoạn này do chiến tranh Trịnh - Nguyễn nên không có Nam tiến nữa)!

HỒ TRUNG TÚ

Bí quyết pha cà phê


Trong ẩm thực, bất kỳ một món ăn hay thức uống nào mà ngon đều phải có những cách chế biến rất đặc trưng. Việc pha một ly cà phê ngon cũng không ngoại lệ. Theo kinh nghiệm của mình. Để có một ly cà phê ngon, dưới đây là một trong vài cách pha cà phê nguyên chất ngon nhất:

1. Nguyên liệu và vật dụng cần pha:

a. Cà phê nguyên chất (PURIO là một thương hiệu cà phê nguyên chất mà bạn không thể không quan tâm).

b. Phin pha cà phê phin nhôm là tốt nhất, nên chọn thương hiệu Vinalu, Saigon vì nguyên liệu nhôm dày, lỗ đục đều, phân bố hợp lý…).

c. Ấm đun nước sôi

d. Nước được lấy từ nước máy (không sử dụng các loại nước đóng chai)

2. Cho bột cà phê nguyên chất vào phin, lượng cà phê bằng 5/10 phin hoặc 6/10 phin.

3. Lắc nhẹ cho cà bột bằng mặt rồi dùng nấp gài ấn nhẹ cho cà phê dẽ lại (nhớ là ấn nhẹ, ấn mạnh sẽ bị nghẹt, ấn nhẹ quá café sẽ chảy nhanh và lượng café ra không đậm đặc). Sau đó lấy nấp gài ra. Bạn có thể không cần rót nước sôi lên miếng nắp gài kim loại, mà hãy chế nhẹ nhàng, trực tiếp nước sôi vào bột cafe.



 

4. Đung nước sôi 95-100 độ C, nếu là ấm điện, ngay khi ngắt điện là châm café ngay. Cách châm nước: rưới đều vòng tròn 1 cách thật nhẹ nhàng (cách rưới nước cũng ảnh hưởng tới chất lượng café đấy nhe các bạn).



5. Mức nước cỡ nào thì dừng lại ?

Buối sáng hoặc chiều cần uống đậm đặc hơn, nên rót ít nước. Buối chiều hoặc tối cần uống đậm vừa nên cho nước nhiều hơn tí

Đậy nấp lại và chờ, bột cà phê nguyên chất cần có một quá trình hút và thẩm thấu nước sôi để nở bung lên và sau đó lại tiết nước cà phê ra, nên ban đầu nước cà phê chưa nhỏ giọt ngay xuống phin, sau 2 phút cà phê sẽ chảy giọt lien tục xuống ly.


6. Cuối cùng là cho đường, sữa hoặc đá tùy thích.


MẸO:

1. Cà phê nguyên chất uống nước 2 (hay còn gọị là nước dão) vẫn rất chi là ngon và bổ dưỡng cũng không kém đâu nha. Sau khi bạn pha café nước nhất xong, tiếp tục cho nước sôi lên và châm lần 2, lần này châm đầy phin luôn. Khi uống, bỏ ít đường và thật nhiều đá, quậy đều và chờ 4 phút mới uống. Lúc đó nước mới thật lạnh và uống từng ngụm bự (như uống trà đá) bạn mới phát hiện cái sướng của nó.

2. Pha café sữa: tỉ lệ sữa là 3-4/10, còn café là 6-7/10. Sữa phải được cho vào lý trước rồi mới để phin cafe lên. Nước nóng giúp chín sữa và khi pha thì cafe và sữa mới hòa quyện vào nhau. Nhớ là: Pha cafe sữa thì không được cho đường vào.

Hi vọng, qua kinh ngiệm, các bạn cũng đóng góp nhiều cách pha ngon để dân ghiền cà phê như chúng ta có dịp trãi nghiệm những giờ phút thật thú vị bên ly cà phê thơm ngon, hương vị đỉnh cao.

Bài đăng phổ biến