Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Chanh, vị thuốc thanh nhiệt tiêu thực


Chanh thuộc loại cây được trồng lâu đời ở khắp mọi miền đất nước ta và cho quả quanh năm.. Quả và lá chanh là gia vị hết sức thân quen của nhiều dân tộc. Mọi bộ phận của cây chanh đều được dùng chữa bệnh, đặc biệt là quả chanh. Ngoài làm nước giải khát mùa hè, chanh còn là vị thuốc rất phong phú. Trong dịch chanh chứa nhiều vitamin C, PP, caroten, protid, glucid, acid.citric, các chất khoáng Ca, K…


Theo Đông y, quả chanh vị chua, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thực, chống viêm. Chanh dùng tốt nhất vào mùa hè - thu. Vỏ chanh vị the, cay, tính ấm, vào 3 kinh can, tỳ, phế. Có tác dụng lý khí tiêu thực, hoá đờm, chữa những chứng ăn không tiêu, bụng đau đầy chướng, nôn mửa. Sau đây là một số cách dùng quả chanh chữa bệnh.

Chữa cảm cúm viêm họng:

Nước chanh cô mật ong hòa nước nóng uống
Chữa đau đầu, khàn tiếng: Cắt lát chanh với một ít vôi dán vào hai thái dương (đau đầu) và trước cổ khi họng bị khô đau rát.
Côn trùng đốt: Giỏ hay đắp chanh lên chỗ bị đốt.
Đau nhức mỏi chân: Xoa xát nhẹ chanh vào nơi nhức.
Loét niêm mạc lưỡi: Chanh 1 quả, bột sắn dây 12g, đường 20g, nước chín 150ml. Uống ấm 1-2lần/ngày.
Ho ra máu: Chanh: 3 quả, mật mía: 30ml, nước: 750ml sắc còn 1/3. Lấy chanh ra thái nhỏ cho vào nước sắc trộn. Uống nước ngày 1 lần uống 3 ngày liền ăn bã.
Chín mé: Chanh 1 quả, khoét lỗ vừa ngón tay hay chân cho ít muối nướng cho nóng, để ấm cho ngón tay hay chân vào buộc lại.
Chế mặt nạ trị da nhờn: 2 thìa canh cám gạo, 2 thìa canh bột kiều mạch, 2-3 giọt chanh, nước ấm đủ làm nhão. Hoặc nghiền nhuyễn hạt hạnh nhân, quả dưa chuột, với 2-3 giọt chanh cho quánh. Trứơc khi đắp mặt nạ rửa sạch mặt. Đắp khoảng 15-30 phút. Sau đó rửa lại nước mát cho sạch.
Dị ứng phấn trang điểm:
Hạt chanh tươi nghiền mịn hoà với nước đun sôi để nguội xoa lên mặt cho đến khi khỏi.
Lưu ý: Chanh có vị cực toan, cho nên mỗi lần không dùng nhiều. Không ăn chanh để giảm béo. Theo Đông y không dùng khi có sốt vì theo Đông y vị chua có tĩnh liễm vào trong. Do tính hàn của dịch quả chanh nên tránh dùng trường hợp có hàn chứng như cảm hàn. 
Theo  BS. Phó Thuần Hương (Báo SK&ĐS)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến