Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Chiến lược xuất khẩu hoa khô vào thị trường Nhật Bản




hoa khô





Hoa được coi là biểu tượng của vẻ đẹp cuộc sống. Tát cả chúng ta, có lẽ, không ai. lại có thể thờ ơ, lạnh lùng trước một đóa hoa đẹp. Từ bao đời nay, hoa được dùng để trang trí làm đẹp, hay để tặng cho nhau, chúc mừng nhau, hay để biểu lộ tình cảm thiêng liêng của mỗi nguời. Vì vây, mỗi loại hoa được gắn với một ý nghĩa khác nhau, đó là biêu tuợng của tình yêu, hay tình bạn, sự trong sáng, chân thành… Nhưng hoa chỉ tươi đẹp trong một thời gian ngắn, rồi sẽ tàn phai, để lại sự luyến tiếc cho không ít người.Và, với công nghệ hoa khô hiện đại ngày nay, việc giữ những bông hoa tươi đẹp có thể lên đến vài năm mà chúng vẫn mỏng manh, tươi đẹp, tự nhiên quyến rũ như thể mới đựoc hái từ trên cành xuống. VÌ vậy, ngày nay hoa khô đang đựoc ưa chuông  khắp nơi. Với thị hiếu thích mới lạ, nhu cầu hoa khô đang trên đà phát triển, theo các nhà nghiên cứu thị trường cho biết, hoa khô đang ngày được ưa chuộng vì vẻ đẹp và hiệu quả sử dụng  cao của nó. Và theo dự báo thì nhập khẩu hoa khô ngày sẽ càng tăng để đáp ứng nhu cầu của con người. Vì vậy, hoa khô đang là một sản phẩm có nhiều tiềm năng trong tương lai, và sẽ hứa hẹn cho những nước xuất khẩu hoa.. Nắm lấy cơ hội này, các doanh nghiệp xuât khẩu hoa Việt Nam đang thay đổi chiến lược xuất khẩu hoa khô. Đặc biệt là các doanh nghiệp tại Lâm Đồng, xứ sở của các loài hoa đẹp Việt Nam, đang từng bước tìm cách tiếp cận với công nghệ mới và học hỏi kinh nghiệm xuât khẩu hoa khô ra thị trường nước ngoài. Với những uư đãi của thiên nhiên cùng với nguồn nhân lưc dồi dào, Việt Nam đang có những cơ hội để phát triển thị trường hoa khô thú vị này.

 Đáng lưu ý nhất trong các thị trường nhập khẩu là thị trường Nhật Bản, xứ sở măt trời mọc. Nhật Bản đang là nước nhập khẩu hoa khô nhiều nhất thế giới và dư báo con số này sẽ còn tăng trong tương lai. Người Nhật với nền văn hóa truyền thống, rất thích chơi hoa và tặng hoa cho những người thân yêu. Tuy nhiên, do nhu cầu, sở thích thay đổi, hoa ở nơi đây đã không còn làm thỏa mãn người dân nước này, bởi phong lan Thái, tuylip Hà Lan, cúc Đài Loan, sen Việt Nam, cẩm chướng Colombia hay hồng Iran... đã chinh phục họ.

Vì vậy, trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chọn: “ Hoa khô và thị trường Nhật Bản”, nhằm đưa ra bức tranh cục diện về việc xuất khẩu hoa khô của các doanh nghiệp Viêt Nam ra thị trường Nhật Bản, theo đó là những đánh giá, phân tích của nhóm để thấy được triển vọng mới của các nhà xuất khẩu hoa khô Việt Nam. Và cuối cùng là đề xuất chiến lược thâm nhập thị trường Nhật của nhóm, nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể có những chiến lược dài hạn tốt để có thể thu lợi ích lâu dài từ thị trường tiềm năng này.



Download:



http://dl.dropbox.com/u/43555804/vanluong/mar5/VanLuong.BlogSpot.Com_HoaViet.doc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến