Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Kinh nghiệm học và thi đại học


 Phần 1: Kinh nghiệm tổng hợp

 Áp lực cho việc thi đại học và khối lượng kiến thức mà học sinh phải tiếp thu và nắm vững để có thể vượt qua kì thi đại hoc là không nhỏ. Vì vậy để chúng ta thu được một cách tốt nhất những kiến thức thì không gì khác hơn là việc tạo cho thể chất và đầu óc ở trạng thái tốt nhất. Chủ đề này tôi muốn nói đến các cách giúp Học sinh để có thể học tốt hơn
- Ai cũng có sở trường riêng và cách học riêng, nhưng để nhanh nhớ, lâu quên thì có một cách là chúng ta tạo niềm hứng thú trong học tập ( giống như học bài hát xuyên tạc hồi bé). Vậy phải làm thế nào đây:
+ Tự tạo cho mình niềm thích thú bằng cách trả vờ, suy nghĩ và cảm nhận của chúng ta phụ thuộc vào cảm giác. Vậy hãy cứ vờ nghĩ là mình thích đi. ( giống như việc nhiều người nếu biết đấy là thịt chuột sẽ không dám ăn hoặc vừa ăn xong mà người ta bảo thịt chuột sẽ tự nôn ra ngay) Đấy là về mặt cảm giác.
+ liên tưởng những gì mình học với thực tế gần gũi sẽ giúp mình thấy hào hứng khi phát hiện ra điều gì đó
+ Tạo tâm trạng vui vẻ trước khi bắt đầu ngồi vào học

- Khắc phục những cơn buồn ngủ khó tránh khỏi.
+ Đứng dậy đi vòng quanh ra hít thở sâu những chỗ không khí thoáng và trong lành tạo không khí thoáng xunh quanh bàn học
+ Ánh sáng đủ để tránh hiện tượng buồn ngủ vì cơn buồn ngủ bị tác động lớn bởi ánh sáng, cũng như những nghiên cứu gần đây cho thấy, hưng phấn và năng suất làm việc của con người cao hơn vào mùa nhiều ánh sáng hoặc tại những công sở có hệ thống ánh sáng tốt
+ Bấm huyệt nhân trung ( huyệt này nằm ở duới mũi và ở giữa môi) tập vài động tác thể dục nhẹ giúp cơ thể lưu thông máu tốt hơn

- Giảm áp lực tâm lý 
+ Nghe nhạc và với mỗi người có một cách riêng thích hợp, bố trí thời gian học hợp lý khoa học. Tránh hiện tượng nhồi nhét dẫn đến chán nản.

- Giữ cơ thể luôn khoẻ mạnh
+ thời gian từ 11h-1hsáng là lúc cơ thể tạo ra chất phục hồi cho da, rất quan trọng với các bạn nữ nếu không muốn bị già nhanh hay nổi mụn. Vì vậy trong khoảng thời gian này ít nhất các bạn nên giành 1 tiếng cho việc ngủ
+ Việc học luôn làm bạn mệt mỏi vì đến 60% năng lượng cơ thể bị tiêu tốn bởi trí não. Khoảng thời gian từ 4-6hsáng là lúc cơ thể tiết ra chất kháng khuẩn và phục hồi cơ thể. Trong thời gian này bạn cũng nên ngủ ít nhất một tiếng. Vậy nên cách học ngủ tối rồi dậy sớm từ sáng học đến lúc đi học không thực sự thích hợp, vì không phải ai cũng quen được và có thể trạng tốt.
+ Với mỗi người có một nhịp sinh học riêng, có người làm việc tốt nhất vào sáng, người làm việc tốt nhất buổi tối , người lại buổi chiều. Nhưng nhìn chung cơ thể làm việc tốt dần từ 8-9h sáng rồi sau đó lại bắt đầu hạ từ gần 12h trưa. Cho đến khoảng 1 h thì xuống thấp, nên bạn cố gắng tranh thủ ngủ khoảng 15-30 phút. Còn nếu ngủ được thật sau thì chỉ cần 5 phút là toàn bộ mệt mỏi sẽ tan biến. Và khả năng làm việc lại tăng trở lại
- Cách học
+ Bạn nên thử các cách học với những môn cụ thể sao cho thích hợp. Bạn đừng nghĩ rằng cách học từ trước tới nay là tốt nhất cho dù kết quả học tập của bạn có tốt.
+ Tạo sự ganh đua trong lớp sẽ giúp bạn có mục tiêu phấn đấu tốt hơn
Khối lượng kiến thức thi đại học cũng rất nhiều, nếu không chuẩn bị kỹ từ trước và có sự tích lũy thì bạn sẽ cảm thấy lo lắng rất nhiều. Theo mình thì: mục tiêu -> kế hoạch -> hành động -> thành công.
-Mục tiêu: bạn ước mơ tương lai mình sẽ làm gì? Một nhà giáo, nhà khoa học, kỹ sư hay bác sĩ...rồi sẽ chọn cho mình một trường theo sở thích và khả năng. Thời hạn đăng ký dự thi cũng gần hết. Mạnh dạn đặt bút ghi tên trường mình sẽ học sau này nhưng nhớ cân nhắc giữa sở thích với thực lực hiện tại của bạn...Đôi khi còn lưu ý đến xu thế phát triển của các ngành (xem sách báo thời sự thư giản để nắm rõ)

- Kế hoạch và hành động : người ta bảo "ước mơ thì 10%, kế hoạch thì 20%, còn 70% phải là quyết tâm và hành động".
Nhưng kế hoạch và hành động thế nào đây khi mà thời gian không còn nhiều nữa. Vậy bạn phải tự trả lời cho mình những câu hỏi sau:
1. Bạn đang ở đâu?
2. Bạn đang làm gì?
3. Bạn sẽ đi đâu và về đâu?
Trả lời câu hỏi 1 sẽ xác định kiến thức thực tại của mình. Không quá khó. Vì chỉ có mình mới biết được thực lực của chính mình.
Trả lời câu 2 bạn sẽ biết mình thực hiện có đúng không trong bối cảnh thời gian, không gian, khả năng và mục tiêu sắp tới.
Trả lời câu 1 và 2 là bạn sẽ biết được mình sẽ về đâu...
....Tất cả chỉ để bạn cho mình một chương trình thực hiện hiệu quả trong quãng thời gian ít ỏi còn lại.

P2: Kinh nghiệm cho từng môn 

1. Toán 
 

Môn toán: không quá khó, quan trọng các em phải nắm được các kiến thức cơ bản, vận dụng tư duy sáng tạo khi làm bài. Không nên học theo dạng quá nhiều làm giảm tư duy làm bài khi gặp các bài toán lạ.

TT - Thông thường, thang điểm môn toán của đề thi tuyển sinh ĐH được phân bố như sau: phần khảo sát hàm và những vấn đề liên quan (2 điểm); phần hình học giải tích (2 điểm) và phần hình học cổ điển (1 điểm); phần đại số và lượng giác (3 điểm); phần tích phân và giải tích tổ hợp (2 điểm).
Nhìn lại 27 đề thi môn toán trong 9 năm (từ 2002 - 2011 gồm 27 đề thi chính thức và 54 đề dự trữ) chúng ta thấy những vấn đề thường xuất hiện trong đề thi như sau:

1) Toàn bộ các đề thi đều có câu khảo sát và vẽ đồ thị hàm số (100%).
2) Biện luận về sự tương giao của đồ thị bằng kiến thức tam thức bậc 2 (40%). Thật ra, hơn 90% các đề thi đều đòi hỏi biết sử dụng kiến thức về tam thức bậc 2.
3) Tìm giá trị nhỏ nhất và lớn nhất (25%).
4) Tìm điều kiện để hàm số có cực trị (23%).
5) Viết phương trình tiếp tuyến (15%).
6) Tìm giới hạn của hàm số bằng cách khử dạng vô định (0%).
7) Viết phương trình đường thẳng; xác định tọa độ các điểm đặc biệt như tâm đường tròn,
trực tâm tam giác… (40%).
8) Các câu hỏi về đường tròn (30%).
9) Các câu hỏi về elip (15%).
10) Các câu hỏi về parabol (6%).
11) Các câu hỏi về tọa độ điểm, đoạn vuông góc chung, phương trình đường thẳng, mặt phẳng trong không gian (60%).
12) Những câu hỏi liên quan đến mặt cầu (30%).
13) Các bài toán liên quan đến tích phân (100%).
14) Các bài toán liên quan đến giải tích tổ hợp (56%) , số phức ( 44%).
15) Phương trình, bất phương trình và hệ phương trình chứa logarit (60%).
16) Phương trình, hệ phương trình, bất phương trình chứa căn (27%).
17) Chứng minh các bất đẳng thức bằng các phép biến đổi tương đương và dùng bất đẳng thức Cauchy (28%).
18) Các hệ phương trình đối xứng (13%).
19) Những bài toán thuần túy là hình học cổ điển thường có tỉ lệ là 1 điểm.
Để chắc chắn đậu đại học, các em nên học thật chăm từ năm lớp 10, cần hiểu kỹ những điều căn bản trong sách giáo khoa và chỉ cần làm bài tập với độ khó ở mức trung bình và trung bình khá.
KS Toán học ĐINH TIẾN NGUYỆN (GV toán Trường ĐHBKHN)

Môn Toán: Bí quyết nằm ở sách bài tập
(Tư vấn của thầy Nguyễn Thượng Võ, cựu giáo viên Toán, Trường THPT Hà Nội – Amsterdam).
Tôi vẫn nói với HS, ra Hà Nội ôn thi, các bạn mất ba thứ: tiền bạc, thời gian và sức lực thì các bạn phải “moi” cho được ba thứ: kiến thức cơ bản, cách trình bày và tốc độ làm bài.

Kiến thức cơ bản ở đâu?
Để đạt điểm cao, trước hết HS phải nắm chắc kiến thức cơ bản. Kiến thức cơ bản nằm trong SGK và ba cuốn sách bài tập Toán lớp 10, 11, 12. Tại sao là sách bài tập Toán? Là vì đề thi ĐH có tới gần một nửa là kiến thức từ lớp 11 và lớp 10. Vì vậy, nếu không có thầy tổng kết giúp thì cứ sách bài tập mà làm, làm tất cả bài tập trong đó là đã có thể yên tâm vào phòng thi ĐH.

Trong sách bài tập có cả đáp số, làm xong có thể đối chiếu, tự tìm ra cái sai. Bí nữa, có thể hỏi các thầy giáo ở địa phương, tôi tin là các thầy đều có thể giải thích được. Hai đề thi năm 2003 về tính giá trị lớn nhất - nhỏ nhất, ra y hệt dạng đề trong SGK. Đề tích phân khối B năm ngoái còn dễ hơn SGK nhưng HS vẫn không làm được vì coi thường SGK.

Đừng tách ra luyện thi khối A, khối B, khối D vì không có sự chênh lệch rõ rệt về độ khó. Đề năm 2004, câu tích phân của khối B khó hơn khối A. Tất nhiên, cũng có những câu của đề khối A ra khá hóc búa (như câu 5 được 1 điểm của năm ngoái) để tìm HS giỏi.

Bài làm: 6 - 8 mặt giấy là vừa

Những tính toán lặt vặt đừng viết vào bài thi, hãy tính ra giấy nháp. Một bài thi chỉ 6 – 8 mặt giấy là vừa, có người làm đến 12 mặt giấy thì quả là khủng khiếp. Trời nắng nóng, tìm mãi không thấy đáp số dễ gây ức chế cho người chấm bài. Ví dụ, sau khi tính được tích phân, dùng định nghĩa thay giá trị cận trên cận dưới, khi thay số vào có thể làm ra giấy nháp và điền kết quả vào, vì người ta có thể nhẩm được, không thầy nào chấm điểm cho bạn khi bạn thay số vào cả. Hoặc như khi giải phương trình bậc hai cũng không cần phải tính ∆ luộm thuộm, dài dòng trong giấy thi. Nếu không nhẩm được nghiệm thì tính ra giấy nháp và điền kết quả. Khi vẽ hàm số, cần vẽ chính xác, không cần đẹp.

Tối kị: sai cơ bản, lạc đề

Có những người nhờ tôi chấm lại bài trên giấy nháp, thấy đúng hết nhưng điểm vẫn thấp. Đó là vì khi làm bài trên giấy nháp thì tập trung nhưng khi chép ra bài thi, đầu óc bắt đầu “lỏng”, vì chủ quan, nghĩ là làm xong rồi. Thậm chí vừa chép vừa nghĩ ra cách giải bài khác nên dòng nọ đánh dòng kia, nhầm con số, vậy là giấy nháp đúng còn bài sai. Vì vậy nên hết sức chú ý để tăng tốc độ làm bài.

Một điều nữa tôi muốn nói, đó là các bạn đừng xao động vì những tin đồn, có người gần ngày thi cứ nói sẽ ra đề này, ra đề kia chỉ làm hoang mang tư tưởng, chưa bao giờ tôi thấy các tin đồn đó là chính xác cả. Tuần cuối cùng trước khi thi, phải “quán triệt”: không học thêm, không làm bài tập. Thay vào đó, phải đọc kỹ lý thuyết từ đầu đến cuối.

Với người chấm, cái “kỵ” nhất là sai cơ bản, sai cơ bản là gạch ngay. Cái “kỵ” thứ hai là lạc đề vì không đọc kỹ đầu bài. Ví dụ, tiếp tuyến tại điểm khác với tiếp tuyến đi qua. Tại điểm chỉ có một tiếp tuyến, đi qua có nhiều tiếp tuyến. Nếu không đọc kỹ đề sẽ rất nhầm. Sau khi phát đề, đừng cắm đầu làm ngay, hãy đọc kỹ đề trong năm phút, gạch dưới những ý chính, những từ quan trọng trong đề. Câu nào khó thì đánh dấu hỏi (?) ra bên cạnh. Đề ra yêu cầu tính diện tích thì gạch dưới từ “diện tích”, hỏi khoảng cách thì gạch dưới từ “khoảng cách”… để tránh nhầm.
 
hãy thử tạo cảm hứng trước đi. Cách tạo cảm hứng có thể sử dụng theo cách sau đây. Chắc em biết bọn cờ bạc bịp hay mồi mọi ngưòi kiểu nào rồi chứ. Mình cũng bắt trước nhé.

Đầu tiên em hãy học định lí công thức cơ bản, ít thôi rồi sau đó làm luôn bài tập, mà làm mấy bài dễ dễ thôi để mình có thể làm được, càng ngày càng nâng mức độ khó lên chút để mình phải loay hoay lâu hơn. Nhưng anh chắc rằng khi làm xong em sẽ thấy vui vì mình đã làm được. Sau đó em lại chuyển qua phần khác và làm tương tự như thế. Sau một thời gian em đã có hứng thú hơn và đã học qua mọi cái một lượt thì bắt đầu nâng cao và ôn lại tất cả từ đầu. Hi vọng là lúc này em đã có đủ kiên nhẫn, hứng thú và kiến thức để giải quyết những bài khó hơn.
 
------ Nguyễn Minh Ngọc ------
các bạn nên chú ý các công thức và nắm vững cách giải các bài tập cơ bản nhất là hình học không gian.Khi làm bài thì nhớ dành khoảng 10 đến 15 phút đọc đề và định hướng cách làm bài.
 
--------NhocNK--------
Toán phải học thường xuyên, làm bài tập nhiều vào kể cả những thứ dễ nhất, không được chủ quan. Năm ngoái, phần vẽ đồ thị, chả hiểu sao đến lúc vào phòng thi bị khớp nên loay hoay chẳng biết nên vẽ sao vì bình thường toàn cho qua mà >< Toán học theo sách GK là tốt nhất, không cần làm bài tập cao siêu làm gì vì đề sẽ không bao giờ ra cao siêu cả , chạy theo cao mà bỏ cơ bản là sai lầm.
 
--------Asteroid_tvb--------
Môn toán: Là một môn đòi hỏi bạn phải có một hệ thống kiến thức chặt chẽ từ đễ đến khó, và bạn có tư duy khá tốt thì môn này sẽ trở nên dễ dàng hơn, nhưng bạn tư thấy mình không thông minh cho lắm thì: “ cần cù bù thông minh” bạn vẫn có thể học tốt nếu bạn thực sự cố gắng, vậy để học tốt môn này đầu tiên bạn phải nắm vững được những kiến thức căn bản. Bạn cần phải chịu khó học những công thức, các định lý, và cũng nên có một quyển sổ tay và nghi cẩn thận chúng lại.
 
Và môn nào cũng vậy nếu có người kèm cặp bạn sẽ thấy học có hiệu quả hơn, bạn có anh có chị, thế thì tốt rồi, đó là một kho kiến thức cho bạn đấy. Nếu bạn không có anh có chị…, thì chỉ bằng cách tìm thầy thôi, tức là bạn phải bỏ tiền để mua kiến thức, còn kinh tế không cho phép thì tất nhiên bạn cần phải cố gắng rất nhiều rồi, và bạn cũng đừng quên những người thầy xung quang mình nhé đó là những người bạn, bạn không nên ngại gì cả, có thế bạn mới học tốt được, bạn hãy nên nhớ câu: “học thầy không tày học bạn”.

À còn quan trọng hơn đó là việc học ở nhà. Để tiếp thu bài tốt ít nhất bạn phải đọc trước bài mới ở nhà ít nhất là một lần một cách cặn cẽ, có thể bạn thấy không hiểu nhưng bạn hiểu phần nào rồi thì càng tốt, phần còn lại bạn sẽ tiếp thu trên lớp. Ở lớp , nên nghe giảng thật chăm chú, ghi chép bài đầy đủ, nhưng đầy đủ ở đây không phải là tất cả, đâu có thể lúc nào cũng mải mê chép được phải không bạn. Và bạn đừng bao giờ bỏ qua bất kì bài tập nào nhé!

Đó cũng chỉ là những điều chung chung, khái quát nhất về môn toán. Môn Toán thì có nhiều phần và mỗi phần đều có nội dung khác nhau vì vậy cũng có phương pháp khác nhau, nhưng cũng vẫn không thể thiếu được những điều trên.

Đây cũng chỉ là phương pháp mang tính chất ca nhân để bạn có thể tham khảo.

Hỏi đáp liên quan
Hỏi: 
* Cho em hỏi bất đẳng thức Bunhiacopxki và Hệ thức Vi-ét bậc 3 có được sử dụng khi thi ĐH không?
Trả lời: 
- Thầy Đinh Tiến Nguyện: Cả bất đẳng thức Bunhiacopxki và Hệ thức Vi-ét bậc 3 đều được sử dụng trong khi làm bài thi đại học.

Hỏi: 
* Trong những tuần cuối nên ôn môn Toán thế nào để tự tin khi bước vào phòng thi? Nên chú trọng phần nào? Những câu khó trong đề toán thường ở dạng nào? Việc vận dụng những công thức ngoài giáo khoa?
Trả lời: 
- Thầy Đinh Tiến Nguyện: Không có phần chú trọng và không chú trọng. Xuyên suốt bộ môn Toán là phần Hàm số với các ứng dụng của hàm số trong giải toán phương trình, lưu ý kỹ năng giải phương trình vì hầu hết các bài toán đều liên quan đến giải phương trình. Đề thi toán không có một câu lý thuyết nào nhưng muốn giải được bài tập phải vững kiến thức lý thuyết. Đặc biệt, HS lưu ý khâu tính toán. Những năm gần đây không có phần biện luận theo tham số m, vì vậy HS không nên sa đà vào những phần khó như thế này. Chỉ có phần xác định tham số m để phương trình có 2, 3,... nghiệm.

- Những năm gần đây, câu 5 là câu khó, không thể nói chắc nó nằm ở phần nào nhưng học sinh cũng nên lưu ý phần bất đẳng thức. Những công thức ngoài giáo khoa HS có thể áp dụng để tính toán rồi ghi kết quả vào bài thi, miễn không ghi công thức vào bài thi.

2. Vật Lý 

Môn lý: không nên học tủ

TT - Dựa trên nghiên cứu các đề thi vật lý của Bộ Giáo dục - đào tạo đã ra trong ba năm qua ta có thể thấy đặc điểm chung của những đề thi này là chống lại sự học “tủ” của thí sinh,...

...đề cao vai trò tư duy cá nhân và có khả năng phân hóa tốt giữa thí sinh trung bình, khá và giỏi. Phạm vi ra đề hầu như tập trung hoàn toàn vào chương trình vật lý lớp 12.

Về mặt cấu trúc: đề thi luôn bao gồm hai phần là lý thuyết và bài tập, trong đó vai trò bài tập được chú trọng nhiều hơn.

- Phần lý thuyết: tỉ trọng lý thuyết trên toàn bộ đề thi giảm dần qua từng năm. Điểm lý thuyết chỉ chiếm trung bình 17,5% trong tổng điểm của bài thi vật lý trong ba năm 2002, 2003 và 2004. Các câu hỏi lý thuyết đều có xu hướng chống học thuộc lòng bằng cách đưa ra những yêu cầu so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa hai hiện tượng vật lý. Với cách ra đề như vậy, thí sinh có mang sách giáo khoa vào phòng thi cũng không thể trả lời được nếu không hiểu sâu sắc các hiện tượng vật lý khi học lý thuyết.

- Phần bài tập: các bài tập rải khắp trong tất cả chín chương của sách giáo khoa và có đặc điểm là không trùng hoàn toàn với các bài tập trong các sách lưu hành trên thị trường. Phân bố phần bài tập chú trọng nhiều phần quang hình học (tỉ trọng 28% trong tổng điểm bài tập của ba năm 2002, 2003 và 2004); kế đến là điện xoay chiều (tỉ trọng 24%). Các phần dao động cơ học - sóng cơ, quang vật lý và vật lý hạt nhân đều ngang nhau (tỉ trọng đều là 16%).

Một đặc trưng đáng chú ý là phần bài tập có những bẫy nho nhỏ và một vài câu thuộc loại khó. Các bẫy nho nhỏ này nhằm phát huy tư duy độc lập của các em và loại bớt các thí sinh quen giải bài tập một cách máy móc.

Lý là một môn khoa học cơ bản. Học Lý chính là tìm hiểu về bản chất và nguyên lý của các hiện tựợng tự nhiên diễn ra xung quanh ta. Và cách để học tốt môn lý theo anh nghĩ là tìm hiểu, nắm rõ bản chất của hiện tượng sự vật rồi từ đó mính sẽ suy luận và nhớ tốt hơn. Các công thức cũng dễ dàng nhớ hơn hoặc không cần nhớ toàn bộ nếu mình hiểu rõ bản chất.
*Hỏi đáp liên quan*

Hỏi: 
* Môn Lý, những phần nào phải chú ý khi ôn, phần nào phải ôn trong chương trình lớp 10, 11? Trọng tâm môn lý nằm ở đâu? Cách học đạt hiệu quả cao? Phần lý thuyết trong đề thi rất nhiều, khả năng chú trọng vào đâu?
Trả lời: 
- Thầy Nguyễn Thanh Bình: Những năm gần đây, đặc biệt trong 3 năm vừa qua, đề thi môn Lý chỉ ra trong chương trình phổ thông, SGK cũng đã bỏ các phần không nằm trong đề cương ôn thi của Bộ. Khi phân phối đề thi, 90% kiến thức nằm trong lớp 12 - các câu hỏi đều bắt đầu từ kiến thức lớp 12, nhưng có những câu phải vận dụng kiến thức lớp 10, 11.
Cách ra đề thi môn Lý rải đều chương trình, không có trọng tâm. Tuy nhiên nên lưu ý những phần phổ biến. Cách làm an toàn nhất: trình bày bằng công thức, cuối cùng mới viết kết quả vào để tránh sai số cao. Thí sinh nên đọc kỹ toàn bộ đề thi, chọn những câu dễ làm trước, những câu đòi hỏi suy nghĩ nhiều làm sau.
HS không nên học tủ, cho đến giờ phút này, có thể ôn phần nào thì nên ôn phần đó, nên ôn theo thứ tự phần sau trước.

Hỏi: 
Em thấy môn Vật lý rất khó. Xin các thầy cô hướng dẫn cách làm bài thi môn này.
Trả lời: 
- Thầy Nguyễn Thanh Bình: Để đạt được điểm tối đa các môn Toán, Hóa, Lý là rất khó. Phương pháp học từ nay đến khi thi: bài giáo khoa: đọc chậm; bài tập: đọc lại các dạng bài đã học từ trước đến giờ, lưu ý không nên học thêm bài mới. Những năm vừa qua, đề môn lý, điểm lý thuyết không nhiều, tuy nhiên học sinh không thể bỏ qua phần lý thuyết nếu muốn giải được bài tập. Ở thời điểm này, học sinh nên ôn theo trình tự ngược lại: Vật lý hạt nhân học trước, Quang lý, Quang hình, Địa và cơ... Hiện nay, khuynh hướng đề thi đại học là Hạt nhân quang lý được xem trọng nhiều hơn.

Hỏi: 
* Trong bài làm môn Lý có phải diễn giải từ công thức gốc?
* Có nên trình bày môn Lý bằng lời không?
Trả lời: 
- Nên trình bày từ công thức gốc.
- Nói chung là phải có lời giải, nhất là phần lý luận.

3. Hoá Học
Mình đang học 12, mình đã học hết chương trình cơ bản hóa rồi nên cũng có đôi chút kinh nghiệm khi giải hóa. Hữu cơ hay vô cơ đều có cái khó của riêng nó. Lúc đầu mình cũng sợ hóa lắm, nhưng khi tiếp xúc với hóa nhiều, mình không còn sợ nữa mà ngược lại muốn được thử thách, tìm tòi những cách giải hay, ngắn gọn.
Theo mình, đối với hóa , các bạn phải học thuộc tính chất hóa học và cách điều chế, vì những tính chất ấy là chìa khóa để bạn giải bài tập. Nhưng không phải chỉ học vẹt qua một lần rồi thôi, mà các bạn phải tìm ra một quy luật chung của các chất rồi thống kê ra, những tính chất đặc trưng, những phản ứng đặc biệt thì ghi riêng ra và làm thành ghi nhớ cho riêng mình, đặc biệt bạn phải cố gắng nhớ được điều kiện của phản ứng, quan trọng lắm đấy.
Phần bài tập trong sách giáo khoa rất đơn giản, chỉ là dạng cơ bản bình thường nên các bạn phải học thêm ở các sách bài tập, sách nâng cao để bổ sung cho kỹ năng giải toán của mình.
--------NhocNK-------
Về hoá thật ra cũng làm bài tập nhiều thôi , làm bài tập nhiều sẽ nhớ được phản ứng và quen dạng bài.
Lý thuyết thì chủ yếu xem cách nhận biết các chất , tính baz - axit vv..vv.. Một số lý thuyết loằng ngoằng khác như chế tạo sắt, thép, gang rồi xà phòng , các lý thuyết về tơ ... đều phải xem qua, ít ra phải hiểu được cốt lõi . Năm ngoái trong đề tốt nghiệp có câu hỏi về sản xuất gang làm bao nhiêu đứa chết đứng chỉ vì có bao giờ nghĩ là sẽ hỏi đến đâu .
Nói chung phải thật là hiểu các phản ứng, suy cho cùng giải thích phần lý thuyết chế tạo v..vv,, giải thích hiện tượng hoàn toàn dựa vào phản ứng.
Kinh nghiệm của tớ là lập các bảng so sánh tính chất các chất kèm các phản ứng , ghi lại những mẹo nhận biết v.v.. theo 1 trật tự để dễ dàng tra lại khi cần không phải lật vở ra mò mò chả biết chỗ nào.
* Hoá Hữu Cơ *
------Dinh Quy------
Cách học hoá hữu cơ theo mình nghĩ tốt nhất bạn nên làm bảng tính chất hoá học phân theo các chất hữu cơ đặc trưng như aldehit, rượu, axit hưu cơ ... Các tính chất chung đó nắm vững bạn sẽ làm các bài toán hay viết phương trình nhanh hơn. Bên cạnh đó cũng nên ghi một số tính chất đặc biệt đối với một số chất riêng, thương các bài toán mẹo hay cho vào phần này để bà con phải hiểu biết rộng hơn. Các bài toán hoá hữu cơ cũng có một số dạng cơ bản nên không cần làm quá nhiều nhưng nên làm rộng với nhiều dạng khác nhau (có một số sách hoá phân bài theo dạng => đó là cách tốt để học nhanh). Hi vọng những phương pháp nhỏ đó có thể giúp ích cho bạn
-------bychance-------
Theo kinh nghiệm của mình cho thấy, thật ra học môn Hoá hữu cơ là không khó lắm đâu, vì nó có mối liên hệ với nhau mà. Trong khi học xong fần nào em nên có 1 bảng tóm tắt, nhớ rõ là nó có bao nhiêu loại phản ứng, fải nhớ Công thức cấu tạo của nó, đặc biệt em phải quan tâm đến các loại liên kết: liên kết cộng hoá trị,liên kết ion, liên kết xích ma, liên kết pi.. ; dựa vào đó em có thể hình thành các Công thức cấu tạo , mỗi loại liên kết có 1 kiểu phản ứng đặc trưng. Bài tập hoá Hữu cơ không có nhiều lắm, nên rất dễ tổng hợp, mỗi loại phản ứng có 1,2 loại là cùng.
 
-------onlylove-------
trước hết bạn nên rèn phần bài tập chuỗi phản ứng. Từ những phản ứng đơn giản của phần Hiđrocacbon, tập viết những PTPƯ, thuộc các sản phẩm có thể tạo thành,quan trọng nhất là điều kiện phản ứng. Bạn cứ thực hành một lúc thì sẽ cảm thấy thích. Sau đó mới bắt đầu làm bài tập cơ bản khác. Thời gian lớp 12 thì cũng không nhiều, nên bạn có thể dành cho HOá hữu cơ khoảng 30ph mỗi ngày. Nhưng đều đặn và liên tục, mình tin là bạn sẽ thấy Hoá Hữu cơ vô cùng lý thú
 
-------SonNB-------
Bạn hãy chịu khó tìm hiểu cặn kẽ bản chất của vấn đề, bạn sẽ thấy mọi chuyện thật dễ dàng.
Ví dụ: với một phản ứng hoá học nếu bạn chỉ biết:
A+B=C+D thì không bao giờ bạn có thể nhớ nó được lâu, mà phải hiểu tại sao A+B thì có C+D mà không phải C+E. Phản ứng giữa A+B xảy ra như thế nào để tạo ra C+D,nguyên nhân do đâu mà tiến trình phản ứng lại như thế. Cụ thể hơn, với hoá hữu cơ, bạn hãy đặt biệt chú ý đến việc phản ứng xảy ra sẽ bẻ gãy hoặc tạo mới liên kết ở đâu trong cấu tạo của nó là xong.
------hallie parker------
Hoá hữu cơ thì khá là hệ thống
Bếu bạn học kĩ va chắc ngay từ đầu phần hidrocacbon thì sau đến các nhóm chức sẽ đơn giản thêm rất nhiều.
Về lí thuyết thì đừng học kiểu nhồi nhét va học vẹt, cố gắng xâu chuổi các kiến thức với nhau.
Còn bài tập , định lí về bảo toàn khối lượng của 1 nguyên tố thường được sử dụng rất nhiều.
Cái khó của hữu cơ là nhớ đièu kiện phản ứng thôi, cái này thfi pahỉ thuộc long thật sự dấy.
để dễ nhớ tốt nhất la bẹn nên tập thói quen viết công thức cấu tạo rút gọn
4. Sinh Học 
Môn sinh học, môn này cũng khá hay. Đây là một trong những môn học mà anh thích nhất, chính vì thế mà nhiều khi chỉ nghe giảng trên lớp là anh đã thuộc rồi. Phần lý thuyết thì chắc không có cách náo hơn là học thuộc, riêng phần bài tập thì anh chỉ thấy một kinh nghiệm là làm nhiều khắc giỏi. Cũng chẳng có cách học nào cho hay lắm. Có một cách để em nhớ bài tập tốt hơn là mỗi khi làm bài tập nào cụ thể xong, em thử ra đố bạn xem sao, thể nào chúng nó cũng không biết, thế là tha hồ bốc phét, như thế em sẽ nhớ rất lâu.
 
-------thanhvan_smile-------
Theo chị cách hay nhất là em nên đọc nhiều để hiểu rõ bản chất và chỉ nhớ những gì trong sách giáo khoa thôi . Nếu chỉ học trong sách GK thôi thì rất khó hiểu và khó tưởng tượng . Một số sách các em có thể đọc thêm như cơ sở di truyền (Phan cự nhân _XBGD), hay cơ sỏ sinh thái đều rất tốt
--------fantomas1------
kinh nghiệm học sinh của em là bám sát sách giáo khoa,chỉ thế thôi
ngoài ra em cũng mua mấy quyển tham khảo nữa như là "tuyển chọn câu hỏi sinh học 10-11-12" của thấy Đõ Mạnh Hùng,quyển đấy cũng nhiều câu trích trong bộ đề Olympic của miền Nam và các đề thi đại học
còn cách trả lời các câu hỏi thì phải đủ ý
VD như người ta hỏi là nhịp sinh học là gì thì các bác trình bày các ý sau:
-các nhân tố môi trường thay đổi theo chu kỳ
-do vậy các sinh vật phản ứng có tính chu kỳ
-nhịp sinh học là.... (lúc này mới nói định nghĩa trong SGK ra)
có nghĩa là phải dẫn dắt người ta vào vấn đề,mấy lần em bị trừ điểm đau vì cái này rồi đấy,cú lắm
chúc các bác học tốt,các bác cũng có thể hỏi thêm các thầy cô dạy sinh của lớp mình mà
 
-------NhocNK-------
Phần lý thuyết tớ cũng lập sơ đồ các phần . Những phần nào liên quan thì hệ thống lại. Cái dở của SGK hiện nay là các phần học rải rác lung tung cả nên rất khó để nắm kiến thức và liên hệ với nhau( tớ không rõ SGK phân ban như thế nào chỉ biết sách thường thôi )Nhất là phần di truyền rải rác kiến thức từ 11 đến 12 nếu không hệ thống sẽ dẫn đến thiếu ý khi làm bài.

Lập hệ thống như thế cũng dễ dàng so sánh được sự giống và khác nhau nữa.
Theo tớ thì SGK viết đã rất gọn rồi chỉ là diễn đạt văn vẻ mà bọn mình học thì cần nắm ý thôi nên tốt nhất lập ra, ghi lại ý chính bằng các gạch đầu dòng sẽ dễ học hơn.

Hồi đấy tớ học, tớ ngại nhất phần các đại, các kỷ không sao tớ nhớ nổi. Thế là tớ kẻ 1 cái bảng so sánh chúng với nhau và theo thứ tự như vậy vừa nhớ được thứ tự và thời gian lại còn nhớ được thứ tự phát triển của ĐV - TV nên dễ nhớ lắm .

Đến phần sự phát triển người cũng thế, vẽ cái hình ra là các dạng người xuất hiện ban đầu cao cỡ nào, sau cao cỡ nào, thêm cái gì vv..vv Khi học cứ liên tưởng đến cái hình đấy là từ từ nhớ lại .

Xong lý thuyết,phần bài tập khiến tớ oải nhất vì tớ tuy học chuyên nhưng phần bài tập di truyền học rất linh tinh ---> cả lớp mất căn bản . Thế là đành chọn giải pháp lọc cọc làm bài tập cơ bản lại từ đầu rồi dần dần cao lên . Có nhiều dạng bài tập nhưng thi ĐH chủ yếu cho lai thôi nên chú ý phần lai kỹ nhất, các bài tập về ARN, ADN, prôtêin cũng cần biết nhưng không kỹ cũng được.

Có 1 số phần chú ý cũng nên nhớ để "không chết vì thiếu hiểu biết " ví dụ như chú ý về trao đổi chéo ở ruồi dấm chẳng hạn.
Năm ngoái cũng có ra về trao đổi chéo , cho 2 ruồi dấm lai với nhau có hiện tượng trao đổi chéo, rất nhiều bạn đã mất đểm bài này chỉ vì cho luôn cả 2 con trao đổi chéo ! Thật ra ruồi cái không trao đổi chéo. Chỉ vì sai lầm nhỏ nhặt, do không chú ý, do quên nên mất điểm oan uổng . Bài đấy dễ như ăn cháo.
------ theo Sinh Viên Việt Nam-------
"Một sai lầm là HS cứ chạy đôn chạy đáo đi tìm ở lớp học thêm những câu hỏi hóc hiểm, những bài toán “độc chiêu”. Các em không biết rằng gần đây những bài tập kiểu đánh đố như vậy đã không còn ra nữa", Tiến sĩ sinh học Phạm Văn Lập phân tích.
Theo thày Lập, nhiều em cứ nghĩ rằng Sinh học là môn học thuộc lòng mà không cần phải hiểu cặn kẽ. Điều này là sai lầm. Cứ học thuộc lòng, có khi nhớ rất nhanh, nhưng quên cũng rất nhanh và điều quan trọng là nếu không hiểu bài thì cũng cùng một vấn đề khi hỏi khác đi đôi chút là chúng ta sẽ không trả lời được. Học là phải hiểu.

Cần học cách khái quát hoá kiến thức: Hãy tự mình tìm cách khái quát hoá kiến thức của toàn bộ chương trình, của từng phần từng chương. Cố gắng hiểu đúng các khái niệm, các quá trình, liên hệ các khái niệm của các chương, các phần với nhau nếu có thể. Ví dụ, khi học về nhân đôi ADN hãy đặt ra câu hỏi nếu các bazơ không bắt đôi chính xác với nhau thì điều gì sẽ xẩy ra?

Một sai lầm nữa là học sinh cứ chạy đôn chạy đáo đi tìm ở lớp học thêm những câu hỏi hóc hiểm, những bài toán “độc chiêu”. Các em không biết rằng gần đây những bài tập kiểu đánh đố như vậy đã không còn ra nữa, các câu hỏi lý thuyết cũng hoàn toàn cơ bản có trong chương trình.

Vậy nên, không nhất thiết phải đến các lò luyện thi mà cần dành nhiều thời gian để tự học: tự hệ thống hoá lại kiến thức, tự đặt ra các câu hỏi rồi tìm cách trả lời. Nếu có gì không trả lời được thì trao đổi với các bạn hoặc hỏi thày/cô, làm thật thuần thục các dạng bài quen thuộc thì sẽ tốt hơn.

Kiến thức cơ bản
Về kiến thức, nội dung thi môn Sinh học chủ yếu có ba mảng: Di truyền, Tiến hoá, và Sinh thái học.
Trong đó phần di truyền và tiến hoá là chính. Phần sinh thái nếu có thì cũng chỉ chừng một câu.

1. Di truyền
Phần này lại gồm hai mảng quan hệ mật thiết với nhau là di truyền (DT) và biến dị (BD). Có thể học hai phần tách riêng hoặc học cùng với nhau. Nếu học cùng với nhau thì nên học theo kiểu quá trình di truyền xẩy ra bình thường thì thế nào? Nếu xẩy ra không bình thường (đột biến) thì ra sao? Nếu học riêng từng phần thì cũng nên học theo các cấp độ tổ chức từ phân tử đến tế bào, cơ thể, quần thể.

DT: có 4 cấp độ:
a. DT phân tử: Cần nắm chắc cấu trúc phân tử của vật chất di truyền cũng như quá trình truyền đạt thông tin di truyền : ADN, ARN, quá trình nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.
b. DT tế bào: nguyên phân, giảm phân, cấu trúc NST..
c. DT ở cấp độ cơ thể: Các quy luật DT, quy luật Menden, tương tác gen, liên kết gen, hoán vị gen, DT liên kết với giới tính, di truyền ngoài nhân.
d. DT ở cấp độ quần thể: Định luật Hadivanbec, quần thể tự phối.
* Một phần nữa cần lưu ý là các ứng dụng của di truyền như chọn giống và công nghệ sinh học.
Phần đột biến không thể không có trong đề thi vì vậy các em cần học kỹ.

2. Tiến hoá
Nội dung chính HS cần nắm là các cơ chế tiến hoá, định luật Hadivanbec về sự cân bằng di truyền của quần thể; các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng gen của quần thể, các nhân tố tiến hoá; quá trình hình thành loài và các con đường hình thành loài.

Cần nắm chắc khái niệm về loài. Từ một quần thể ban đầu tách ra thành 2 quần thể. Hai quần thể này chỉ trở thành hai loài mới sau một thời gian tiến hoá khi hai quần thể thực sự cách li sinh sản với nhau.

Biểu hiện cụ thể của sự cách li sinh sản là: Các cá thể của hai quần thể không bao giờ giao phối với nhau ngay cả khi chúng cùng chung sống với nhau, hoặc có giao phối nhưng không cho ra đời con, hoặc cho ra đời con nhưng F1 lại bất thụ.

3. Sinh thái
Đã hai năm nay đề thi không có mảng này, nhưng điều đó không có nghĩa là năm nay không có. Tuy nhiên, nếu có thì điểm cho phần này thường tối đa cũng chỉ chiếm 1/5 số điểm toàn bài. Nội dung chủ yếu của phần Sinh thái có ba mảng lớn là sinh thái cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

Giành trọn điểm phần bài tập
Bài tập thường có 1-2 bài tập trong mỗi đề thi, chủ yếu rơi vào các quy luật di truyền. Trong vài năm nay không có bài tập về phần phân tử.

Quy luật di truyền có tương tác gen, DT liên kết với giới tính, liên kết gen, hoán vị gen, DT quần thể, phả hệ… thường bài tập ở mức độ vừa phải, ít khi có những bài quá lắt léo.

Đứng trước một bài tập các em cần phải xác định bài đã cho chúng ta biết những gì và cần phải tìm cái gì. Thông thường, chúng ta cần xác định tình trạng nêu trong bài là do một hay hai gen qui định. Gen qui định tính trạng là trội hay lặn.

Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính. Nếu hai gen qui định một tính trạng thì kiểu tương tác gen đó là gì? Cần lưu ý là hai gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể vẫn tương tác với nhau nhưng chúng ta khó phát hiện. Sách giáo khoa chỉ đề cập đến sự tương tác của các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.

Trường hợp có dấu hiệu hai gen qui định 2 tính trạng khác nhau nằm trên cùng một nhiễm sắc thể (liên kết gen) thì cần xác định khoảng cách giữa hai gen dựa trên tần số hoán vị gen. Khi có hoán vị gen thì cần xác định xem hoán vị gen xẩy ra ở 1 giới hay xẩy ra ở cả hai giới. Như năm ngoái đề ra không khó nhưng nhiều em quên mất trường hợp ruồi Giấm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở ruồi cái mà không xẩy ra ở ruồi đực.

Qua tỷ lệ phân ly các em có thể nhận ra hoán vị gen xảy ra ở một giới hay là ở hai giới.

Bài tập dạng phả hệ: Với dạng bài này, trước hết các em phải xác định tính trạng (bệnh) đó mang tính trội hay lặn, thứ hai là gen qui định tính trạng đó nằm trên NTS thường hay NST giới tính.

Khi làm bài tập, một thao tác cơ bản là các em phải biện luận chặt chẽ. Nếu không có biện luận chặt chẽ sẽ và trình bày đầy đủ các bước thì sẽ bị trừ điểm.

Các em hoàn toàn có thể lấy trọn điểm phầm bài tập nếu làm chặt chẽ cẩn thận.

Cách làm bài thi: Phải biết chọn ý để trả lời.

Đề thi những năm gần đây thường có nhiều câu hỏi nhỏ, trước kia chỉ có 4-5 câu, hiện nay đề thường có 7-8, thậm chí có thể đến cả chục câu và trong một câu có khi lại có nhiều ý nhỏ. Chính vì điều này nên HS phải học phủ kín toàn bộ chương trình, không học tủ được.

HS phải biết cách chọn ý để trả lời. Lỗi các em hay mắc là làm theo kiểu cũ, câu hỏi chỉ hỏi một vấn đề nhỏ, nhiều em học thuộc lòng máy móc, trả lời hết những gì mình biết có liên quan đến vấn đề đó thành ra rất dài và không còn đủ thời gian làm câu khác. Đừng nghĩ rằng thừa hơn thiếu, đề hỏi gì các em trả lời trực tiếp vào ý đó, vậy là đủ.

Nếu có câu nào nghĩ rằng mình vẫn còn thiếu một ý nào đó mà chưa nghĩ ra, thì cứ để cách ra một phần giấy, sau khi làm xong quay lại làm tiếp. Không ai trừ điểm cái khoảng trống đó.
Hỏi- đáp liên quan
Hỏi: Xin cho biết chương trình ôn tập môn Sinh.
Trả lời: 
- Thầy Phan Kỳ Nam: Chương trình Sinh học chủ yếu tập trung ở lớp 12. Tuy nhiên nội dung kiến thức lớp 12 có kế thừa một số kiến thức lớp 10 và lớp 11, ví dụ chương chủ yếu là cơ sở vật chất và cơ chế di truyền, một chương cực kỳ quan trọng, bài tập thường rơi vào kiến thức chương này - Các quy luật di truyền. Các đề thi năm trước, 60% câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12, còn lại thuộc kiến thức lớp 11 và lớp 10.
Hỏi: 
Môn Sinh chú trọng lớp 12 hay rải đều ở 3 khối lớp? Khi học, chỉ học trong SGK hay cả tài liệu tham khảo?
Trả lời: 
Thầy Phan Kỳ Nam: Chính những sách tham khảo làm cho học sinh bị ám ảnh. Trong đề thi, phần kiến thức lớp 12 chiếm khối lượng lớn (khoảng 60-70%). Tuy nhiên, học sinh phải học liên hoàn các kiến thức từ thấp lên thì mới có thể làm bài. Học sinh không nên sa đà vào sách tham khảo. Cách học: học theo từng bài, từng chương. Ở mỗi bài, ghi nhận lại những ý chính cần nhớ, cần nhận xét, giải thích. Ví dụ: Bài các nhân tố tiến hóa: khái niệm đột biến, 2 đặc điểm quan trọng, vai trò của quá trình đột biến... Cuối cùng đặt ra mối liên hệ giữa các chương với nhau, theo những kiến thức trong SGK. Sách tham khảo chỉ để tham khảo, tránh học thuộc lòng đáp án của những đề mẫu. Bài tập, trước hết làm những bài có tính chất áp dụng, sau đó giải những bài tập khó hơn, không nên sa đà vào những bài tập lắt léo, xu hướng ra đề không theo hướng này. Học sinh nên lưu ý giữ gìn sức khỏe, có chế độ sinh hoạt (học tập và nghỉ ngơi) hợp lý để giữ được sự thăng bằng trong kỳ thi rất quan trọng sắp tới.
5. Văn - Tập làm văn 
--------coyoteugly--------
Riêng với môn Văn, cũng như các môn xã hội khác, khó lòng đoán được kết quả vì phụ thuộc rất nhiều vào cảm tính và sự đồng cảm giữa người chấm và người viết. Vì vậy, các khối thi có dính môn Văn thường khó biết chính xác điểm mình đạt được.

Còn về kinh nghiệm thi cử, Olympia nhà mình hình như ít người thi Văn lắm, nên ai biết thêm , bổ sung giùm nhé! Năm anh thi ĐH là năm đầu tiên bộ ra đề chung, môn Văn nói chung không khó nhưng mà đòi hỏi sự phân tích và tổng hợp rất cao.

trong trường ít khi học vê văn nghị luận nhưng đề thi ĐH lại toàn là về nghị luận!Cấu trúc một đề thi Văn gồm 3 câu: câu hỏi về kiến thưc văn học, thông thường nhất là tóm tắt một tác phẩm hoặc hỏi các chi tiết có liên qua đến một tác phẩm văn học bất kỳ, câu này 2 điểm. Câu thứ hai thường là phân tích một tác phẩm hoặc một nhân vật hoặc nghị luận, đây là phần quan trọng nhất vì chiếm tới 5 điểm. Và câu cuối cùng luôn là nêu cảm nhận về một đoạn thơ.

Đề thi Văn khối D thường ra nhiều về lớp 11, đặc biệt là thơ. Em cần tham khảo đề thi của năm 2002 và năm 2003 để xem thêm. Còn nếu bí quyết gì thì khó nói lắm, mỗi người có một cách cảm nhận, một cách viết riêng mà! Vả lại, hồi đó anh thi ĐH môn Văn có 6,5đ hà! Nếu em hỏi Sử hay Địa thì may ra, vì hai môn này điểm cao hơn! Cố gắng ôn và nhớ thật nhiều tác phẩm, có cảm nhận tốt là được rồi em ạ! Chúc em đạt kết quả cao!
 
--------hungdo3d--------
Theo anh nghĩ cũng không chỉ riêng cảm thụ, tất cả đều có đôi chút công thức, và cứ làm nhiều khắc quen. Nhưng có một điều là không nên phụ thuộc quá nhiều vào ý kiến của các tác giả, phân tích đánh giá thơ văn, mà chỉ nên tham khảo, xem cách đánh giá của họ để học hỏi và có ý kiến riêng của mình. Việc mạnh dạn bày tỏ quan điểm riêng sẽ giúp mình tiến bộ nhanh hơn rất nhiều và qua đó mình cũng biết được là mình cần phải làm những gì, còn nếu cứ đi theo đường mòn của những người viết sách, thì mình sẽ rất khó có được cảm hứng và những cái mới lạ.
Về văn thơ anh không được học chuyên sâu nên anh không rõ, nhưng anh cũng thấy trong thang đánh giá điểm luôn có khung nhất định, cái này thì đâu cần cảm nhận thật tốt cũng có thể đạt được điểm trung bình mà, sau đó thêm ý kiến riêng nữa là có thêm điểm thôi.
--------Nguyễn Thanh Tùng - HHT 285--------
1.      Một điều kiện tiên quyết chẳng cần phải bàn cãi là bạn nên học thuộc long tất car các bài thơ , những chi tiết chính trong truyện ngắn hay câu nói kinh điển mang tính chất tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn ( chẳng hạn bạn cần nhớ đến câu: Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối không nên là ánh trăng lừa dối…” trong tác phẩm Trăng sang mỗi khi nhắc đến Nam Cao). Dính đến văn là dính đến thuộc lòng , đặc biệt là những bài thơ hay, trích đoạn Kiều, Lục Vân Tiên, những ý văn hay,..Xin bạn nhớ cho rằng những gì cần learn by heart này chính là xương sống cho một bài văn hay.

2. Một bài thi văn ĐH khác rất xa một bài thi học sinh giỏi. Bài thi học sinh giỏi cần tính sang tạo cao, biết “ tán hươu tán vượn” thật hay ho càng độc đáo càng tốt , nhưng bài thi ĐH thì quan trọng hơn là đủ ý , dủ ý và dủ ý. Các thày cô chấm thi thường đếm ý cho điểm vì vậy càng sa đà vào sang tạo bạn càng dễ…đứt. Đó là lý do giải thích tại sao nhân vật “có nghề” trong kỳ thi học sinh giỏi thường không đạt điểm tối đa trong kỳ thi ĐH”. Đây là lời khuyên phổ biến của thầy cô có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, các bạn nên đặc biệt lưu ý.

3. Các thầy cô chấm thi đáng kính nắm quyền quyết định cuộc đời của chúng ta rất thích những bài làm của thí sinh chăm đọc sách, chính vì vậy một cách để câu điểm rất hữu hiệu đó là bạn nên sử dụng những câu nổi tiếng . VD như tán về từ “đổ” của Tố Hữu trong câu “ Ve kêu rừng phách đổ vàng” - Việt Bắc - Bạn có thể nói của Jacôpxơn : từ ngữ tối ưu là từ ngữ nằm ở điểm gặp của trục lựa chọn chiếu lên trục kết hợp…). Một cái mẹo ở đây là cụm từ “ ai đó từng nói…”, là cụm từ thay thế tối ưu khi bạn bỗng chợt “quên” mất tên tác giả của nó cũng có thể nâng “tác phẩm” của bạn nên một tầm cỡ vĩ đại , bởi lẽ nhiều khi câu nói để trong dấu nguặc kép(“”)đó chính là của bạn. Chẳng thầy cô nào vặn vẹo đươvj mình vì có ai dám chắc mình biết tất cả các câu nói của các bậc danh nhân. Chí lý quá hả!

4. Các thầy cô giáo dạy Toán thường khuyên học sinh nên làm nhưng câu nhiều điểm trước bởi câu có ít điểm thường là khó(để dành co thí sinh nào muốn đạt điểm tối đa mà) . Thế nhưng bạn để ý rằng “phương thuốc” này “chống chỉ định” cho môn Văn. Trong đề thi ĐH môn văn thường thấy hai câu hỏi: một câu hỏi nhỏ ( 2-3 điểm) và một câu hỏi lớn (7-8 điểm). Câu hỏi nhỏ thường làm trong thời gian nhất định để dành chọn vẹn thời gian này cho câu hỏi lớn, tình trạng bạn sa đà vào câu hỏi lờn mà quên đi câu hỏi và thế là…bạn mất toi 2-3 điểm.

5. Làm Văn cũng có phần giống như Lịc sử. Bạn cần chú ý đến từ ngữ. Trong Sử, cùng là kế hoạch cả nhưng để gọi tên thì phe đich phải là “âm mưu”. Âu cũng là tính dân tộc. Về phía Văn cũng thế, khi phân tích, bình giảng một tác phẩm ( giả sử là một bài thơ) , mặc dù bạn hiểu rõ câu thơ này không hay thì cũng lên “ lờ lớ lơ” mà chuyển sang câu khác chứ đừng dại mà cắn bút “phán” rằng nó “ kém nhất trong bài”. Vấn đè này thật gay go nếu bạn cảm nhầm hay vô tình người chấm thi là “fan uồng nhiệt của nhà thơ đó” thì thật là đại hoạ cho bạn. Tốt nhất là cứ “ cẩn tắc vô áy náy”, cứ cài gì chắc ăn ta mới làm là thượng sách.

6. Cuối cùng là các mẹo nho nhỏ.
- Nên dung bút rõ nét mực xanh, tím, không nên dung bút có nét nhỏ xíu và màu mực nhạt, sẽ gây rối mắt cho người chấm khiến bài bị đọc lướt, bỏ qua, cho điểm đại. Dùng bút đen thì thật phải rõ nếu không sẽ lẫn với dòng kẻ và màu vốn không… trắng lắm của tờ giấy thi . Bút bi sử dụng thuận tiện và nhanh hơn but máy.
- Hạn chế dung nháp để khỏi mất thời gian.
- Bài làm phải đủ mở bài, than bài, kết luận, Một trong ba phần bị thiếu huặc sơ sài thì bị trừ điểm rất nặng.
- Tránh không sai chính tả. Dận khối C, D mà mắc phải thì …eo ôi, tội nặn hơn phạm thuý ngày xưa.
- Không nên đến địa điểm thi quá sớm vì sẽ gây tâm lý mất cân bằng.
Hỏi - đáp liên quan

Hỏi: Môn Văn khối D bao gồm kiến thức từ giai đoạn nào?
Trả lời: 
Cô Hà Phương Minh: Kiến thức môn Văn thi cả 2 khối C và D đều bao gồm kiến thức văn học hiện đại, phần lớn ở lớp 12, một phần ở HK2 lớp 11. Đề thi trong 3 năm nay (cả khối C và D) đều có 3 phần câu hỏi: phần 1 kiểm tra kiến thức cơ bản trong SGK (3 điểm) - học và trả lời giống thi tốt nghiệp. Câu hai 5 điểm tương tự một bài văn, yêu cầu học sinh có kỹ năng làm bài. Câu 3 điểm đánh giá cao khả năng văn chương của thí sinh, thể hiện sự sáng tạo. Năm nay Bộ cũng triển khai phương hướng ra đề như vậy.

Hỏi: 
Ở môn Văn, cùng một hình ảnh có nhiều ý kiến khác nhau, nên theo ý nào?
Trả lời: 
Cô Hà Phương Minh: Đối tượng thi của HS là tác phẩm văn học, sự hiểu và tiếp nhận tác phẩm khác nhau là hiển nhiên. HS có thể đưa ra cách lý giải riêng, điều quan trọng là khi đưa ra lý giải phải phù hợp trên văn bản, hợp logic. Tác phẩm văn học trong nhà trường là một đơn vị kiến thức, giá trị cơ bản là bản chất của tác phẩm văn học mà học sinh đã được học trên lớp, trên cơ sở đó thí sinh đưa vào cảm nhận của mình.

Hỏi: 
Đối với môn Anh văn nếu chỉ học trong SGK 12 thì tối đa được bao nhiêu điểm? Phần còn lại học ở đâu? Có phải phần còn lại trong giáo trình Streamline không? Cách hệ thống như thế nào?
Trả lời: 
- Thầy Lê Quang Vinh: Nếu nắm vững kiến thức trong SGK lớp 12 thì vẫn có thể làm bài tốt. Tuy nhiên, nếu chỉ học thuộc từ trong chương trình lớp 12 thôi thì không thể làm bài tốt. Đề thi không dựa hẳn vào một giáo trình nào. Dù giáo trình nào cũng tuân theo nguyên tắc văn phạm.

Hỏi: 
* Xin cho biết những yêu cầu cần thực hiện trong thi môn văn khối D?
Trả lời: 
- Cô Hà Phương Minh: Môn văn, kể cả thi tốt nghiệp, thi đại học khối D và khối C, việc quan trọng đầu tiên là phải đọc tác phẩm, ít nhất là những trích đoạn trong sách giáo khoa, nhớ một cách chính xác. Yêu cầu thứ hai, đọc kỹ đề, xác định luận điểm làm bài, không đi lan man. Ngoài vận dụng những kiến thức học trên lớp, thí sinh cần vận dụng những kiến thức, vốn sống, cảm xúc của bản thân. Học sinh lưu ý tận dụng thời gian thi, phân bố thời gian làm bài hợp lý, tránh sa đà vào 1 phần.

Hỏi: 
* Thang điểm chấm thi bài môn văn có theo ý không hay theo tổng thể bài văn?
Trả lời: 
- Cô Hà Phương Minh: Trong đáp án có các ý về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật, tuy nhiên cũng không có ranh giới rạch ròi (về điểm) giữa các phần mà sẽ có sự đánh giá tổng thể bài văn.

Hỏi: 
* Nếu làm bài như “Bài văn lạ” thì có được điểm không?
Trả lời: 
- Cô Hà Phương Minh: “Lạ” nếu hiểu theo nghĩa sáng tạo, vận dụng kiến thức ngoài giáo khoa, đưa cảm nhận vào bài làm trong phân tích tác phẩm, bài làm có thể được điểm cao. “Lạ” theo kiểu bài của Nguyễn Phi Thanh là không thực hiện đúng yêu cầu đề thi, chắc sẽ không được điểm.
7.Sử

Hỏi: 
* Các bài trọng tâm trong đề thi môn Lịch sử thường nhằm vào dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn có đúng không? Cách trình bày bài thi môn Sử, có giống bài môn Văn không?
Trả lời: - Thầy Ngô Minh Oanh: Chương trình lịch sử lớp 12 tập trung vào những sự kiện có tác động đến cả quá trình, giai đoạn của lịch sử dân tộc hay ảnh hưởng đến lịch sử thế giới và ngược lại. Quy trình ra đề thi bao gồm việc bốc thăm chọn vấn đề, chọn câu hỏi, do vậy không ai biết trước. Trọng tâm nằm ở tất cả các bài trong chương trình lớp 12, cả sử VN và TG.
- Cấu trúc bài làm môn Sử cũng gồm 3 phần giống bài văn: mở đề, giải quyết và kết luận. Thông thường, phần mở đề rất ngắn rồi đi vào nội dung. HS không nên trình bày theo dạng gạch đầu dòng mà nên viết thành từng câu từng ý rõ ràng, nếu cần phân biệt ý thì chia thành các đoạn nhỏ. Cần trình bày rõ ràng, mạch lạc, ngày tháng phải chính xác, lưu ý chữ viết phải rõ, dễ đọc.
8.Anh

*Hỏi: 
Môn Tiếng Anh: Kiến thức cần, chỉ học trong SGK thì có đủ không?
Trả lời: 
- Thầy Lê Quang Vinh: Môn Tiếng Anh có đặc thù là không giới hạn như các môn học khác. Trong đề thi tiếng Anh hầu như không giới hạn. Cấu trúc bài thi gồm các phần chính: Văn phạm và viết yêu cầu thí sinh nắm vững văn phạm; từ ngữ: từ lớp 6 đến lớp 12, từ nào cũng có thể gặp trong bài thi; phát âm: yêu cầu thí sinh học từ không chỉ học nghĩa từ mà còn phải biết cách sử dụng, cách phát âm (dấu nhấn) của từ. Tóm lại, HS phải học hết, không những chỉ trong SGK mà cả các tài liệu liên quan.


3 : Kinh nghiệm khác

1. Làm thế nào để ôn thi ĐH một cách hiệu quả? Luyện thi tại các lò luyện có giúp các thí sinh nạp đầy kiến thức? 

-PGS.TS Tâm lý học Lê Đức Phúc: Động cơ học là yếu tố quyết định 

Về mặt nhận thức, TS nên cố gắng tập trung vào những kiến thức cơ bản. Khối kiến thức này thường tập trung ở một số mảng, ví dụ: khái niệm, giả thuyết, quy luật, lý luận... Khi học, cần hiểu rõ bản chất của vấn đề, vì thế người học phải xác định các đặc điểm, cách thức vận dụng những khái niệm, quy luật, lý thuyết... trong việc giải
quyết những vấn đề cụ thể.

Từ đó, yêu cầu tiếp theo là phải luyện tập để hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề (đề thi cũng là một dạng vấn đề cụ thể cần giải quyết). Có hai dạng: vận dụng theo mẫu và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt. Khi ôn, nên chú ý vận dụng theo cả hai tuyến:

- Theo chiều dọc: trong phạm vi cùng loại vấn đề, cùng chuyên môn, lĩnh vực...
- Theo chiều ngang: trong phạm vi những chương mục, môn học khác nhau nhưng có liên quan đến nhau...

Sau khi đã học xong lý thuyết, nên tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung ôn thi để kiểm tra trình độ của mình. Đó cũng là một cách để nhớ lâu và tạo cơ sở để tăng dung lượng trí nhớ làm việc (working memory).

Vấn đề quan trọng nữa mà tôi muốn nói đến đó là thái độ, trong đó động cơ là yếu tố quyết định. Có động cơ bên trong và động cơ từ bên ngoài. Người đi thi bị áp lực từ gia đình, bạn bè, thậm chí cả dòng họ. Tuy nhiên, các bạn nên tự xác định cho mình một động cơ đúng đắn, tự giải đáp các câu hỏi như: Học để làm gì, học cho ai? Tôi muốn nhấn mạnh là học để phát triển toàn diện nhân cách, để có sự thành đạt cá nhân và do đó, cống hiến có hiệu quả cho cộng đồng. Nếu không có thái độ đúng, anh sẽ không thể nỗ lực hết mình và vượt qua được mọi khó khăn.

Có một quy luật nhận thức trong học tập. Việc ôn luyện ngắn hạn không thể bù lại được việc học hành dài hạn. Nói cách khác, người ta khó có thể đỗ hay có kết quả tốt nếu chỉ trông chờ ở việc ôn luyện trong thời gian ngắn.

TS Nguyễn Hồi Loan (Chủ nhiệm Khoa Tâm lý học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội): Luyện thi là một lựa chọn sai lầm

Cánh cửa vào ĐH quá hẹp và thực chất là phần lớn trong số những trường hợp lọt qua cánh cửa đó là những HS giỏi, trong khi, nhiều HS học kém nhưng lại muốn đỗ ĐH. Để giải quyết mâu thuẫn này, họ chọn lựa giải pháp đi luyện thi tại các thành phố lớn. Tôi cho đó là một sự lựa chọn sai lầm. Nhận thức và tích luỹ kiến thức là cả một quá trình dài, không thể một lúc mà biến một người bình thường thành một thiên tài được. Ôn luyện trong vài chục ngày thực ra chỉ là nhồi nhét kiến thức với những dạng bài mẫu sẵn có. Điều này không có giá trị lớn trong khi thi ĐH. Muốn đạt kết quả cao đòi hỏi HS phải nắm chắc kiến thức cơ bản và có tính sáng tạo cao. Điều đáng quan tâm là những HS tập trung về các thành phố lớn tự chuốc vào cho mình những áp lực tâm lý rất lớn.

Ví dụ:
- Sự thay đổi môi trường sống rất nhanh khiến HS khó thích nghi, dễ bị sốc.
- HS ngoại tỉnh tiếp xúc với một môi trường học tập khác, cách học khác, thầy cô, bạn bè khác rất dễ nảy sinh tâm lý so sánh với HS thành phố và trở nên mất tự tin.
- Gánh nặng phải đỗ, vì áp lực của gia đình (đã hi sinh một khoản đầu tư và kỳ vọng rất lớn).
Không có lò luyện thi cấp tốc nào hiệu quả bằng việc bạn xác định con đường đi cho mình ngay từ những năm đầu cấp 3 và cố gắng xây dựng một nền tảng kiến thức thật vững để thành công.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến