Vào tháng 10 hàng năm, giải thưởng Nobel dành cho những cá nhân, tổ chức có đóng góp nổi bật trong hàng loạt lĩnh vực lần lượt được công bố.
Giải thưởng cao quý Nobel
Nobel là giải thưởng quốc tế đầu tiên, vinh dự nhất, được trao hàng năm theo ý nguyện Alfred Bernhard Nobel - nhà hoá học, kỹ sư và đồng thời là một nhà tư bản người Thuỵ Điển - cho những cá nhân đã có đóng góp nổi bật nhất trong lĩnh vực vật lý, hoá học, tâm lý học hoặc y học; cá nhân đóng góp nhiều nhất cho hoà bình thế giới và người viết tác phẩm văn học xuất sắc nhất. Lễ trao giải chính thức diễn ra vào ngày 10/12 hàng năm - ngày Nobel qua đời. Tuy nhiên, tên của người giành giải thưởng được công bố vào tháng 10 bởi các tổ chức khác nhau.
Tiến trình lựa chọn người đoạt giải Nobel
Tiến trình lựa chọn người đoạt giải Nobel
Giải thưởng Nobel được trao tặng các cá nhân, tổ chức vào ngày 10/12 hàng năm. |
Việc lựa chọn người giành giải thưởng bắt đầu vào đầu mùa thu của năm trước khi các tổ chức trao giải mời hơn 6.000 người khắp thế giới đề cử cá nhân xứng đáng nhận các giải Nobel. Có khoảng 1.000 người đề cử cho mỗi giải thưởng. Họ là những người đã từng nhận giải Nobel, thành viên của chính tổ chức trao thưởng, các chuyên gia trong lĩnh vực vật lý, hoá học, tâm lý học hoặc y học, các quan chức và thành viên của nhiều trường đại học và các viện nghiên cứu. Người được mời phải đề cử bằng văn bản, nêu rõ lý do lựa chọn. Các cá nhân không thể tự đề cử (trái ngược hoàn toàn với giải Ig Nobel).
Văn bản đề cử phải được trình lên các uỷ ban Nobel trước ngày 31/1 của năm trao giải. Uỷ ban Nobel do 4 tổ chức trao giải lập ra. Thường có khoảng 100-250 người được đề cử cho mỗi giải. Vào ngày 1/2, 6 Uỷ ban Nobel - mỗi uỷ ban quyết định một loại giải thưởng - bắt đầu xem xét các văn bản đề cử mà họ nhận được. Có hàng nghìn người, chủ yếu là chuyên gia bên ngoài, tham gia cùng với các uỷ ban để quyết định tính sáng tạo và tầm quan trọng liên quan tới đóng góp của người được đề cử.
Văn bản đề cử phải được trình lên các uỷ ban Nobel trước ngày 31/1 của năm trao giải. Uỷ ban Nobel do 4 tổ chức trao giải lập ra. Thường có khoảng 100-250 người được đề cử cho mỗi giải. Vào ngày 1/2, 6 Uỷ ban Nobel - mỗi uỷ ban quyết định một loại giải thưởng - bắt đầu xem xét các văn bản đề cử mà họ nhận được. Có hàng nghìn người, chủ yếu là chuyên gia bên ngoài, tham gia cùng với các uỷ ban để quyết định tính sáng tạo và tầm quan trọng liên quan tới đóng góp của người được đề cử.
Vào tháng 9 và đầu tháng 10, các uỷ ban Nobel sẵn sàng đệ trình ý kiến lựa chọn của họ lên Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Thuỵ Điển và các tổ chức trao thưởng khác. Không phải lúc nào các tổ chức trao thưởng cũng làm theo sự tiến cử của uỷ ban. Các phiên họp và bỏ phiếu trong các tổ chức trao giải được giữ bí mật ở mọi khâu. Chỉ có kết quả được thông báo công khai. Quyết định cuối cùng của các tổ chức phải được đưa ra trước ngày 15/11 và không thể thay đổi. Giải thưởng chỉ được trao cho các cá nhân, ngoại trừ giải Nobel Hoà Bình. Nobel Hoà bình có thể được trao cho một tổ chức.
Theo điều lệ của Hiệp hội Nobel, thông tin đề cử sẽ không được tiết lộ, dù là công khai hoặc bí mật, trong thời gian 50 năm. Không thể đề cử một cá nhân sau khi người đó đã chết. Kể từ năm 1974, giải thưởng Nobel chỉ có thể được trao cho một người đã chết trong trường hợp cá nhân đó đã được chọn là người nhận giải của năm vào thời điểm còn sống song qua đời trước lễ trao giải vào ngày 10/12. Sự ủng hộ chính thức, dù là ngoại giao hay chính trị, cho một người nào đó không có tác động tới tiến trình lựa chọn bởi các tổ chức trao giải độc lập với nhà nước.
Giá trị giải thưởng Nobel
Mỗi giải thưởng bao gồm một huy chương vàng, một bằng khen và một khoản tiền. Số tiền phụ thuộc vào thu nhập của Hiệp hội Nobel. Ban đầu, hơn ba người có thể cùng nhận một giải Nobel mặc dầu điều này chưa bao giờ xảy ra. Điều lệ của Tổ chức Nobel được sửa đổi vào năm 1968, hạn chế chỉ có 3 người đồng nhận một giải thưởng. Trong trường hợp đó, mỗi người có thể nhận 1/3 khoản tiền hoặc 2 người có thể chia nhau 50% số tiền thưởng trong khi người thứ ba nhận 50% còn lại. Thỉnh thoảng một giải Nobel bị giữ lại cho tới năm sau. Nếu chưa được trao, số tiền thưởng sẽ được trả lại quỹ. Do vậy, hai giải thưởng cùng loại (chẳng hạn 2 giải vật lý) có thể được trao trong một năm.
Theo điều lệ của Hiệp hội Nobel, thông tin đề cử sẽ không được tiết lộ, dù là công khai hoặc bí mật, trong thời gian 50 năm. Không thể đề cử một cá nhân sau khi người đó đã chết. Kể từ năm 1974, giải thưởng Nobel chỉ có thể được trao cho một người đã chết trong trường hợp cá nhân đó đã được chọn là người nhận giải của năm vào thời điểm còn sống song qua đời trước lễ trao giải vào ngày 10/12. Sự ủng hộ chính thức, dù là ngoại giao hay chính trị, cho một người nào đó không có tác động tới tiến trình lựa chọn bởi các tổ chức trao giải độc lập với nhà nước.
Giá trị giải thưởng Nobel
Mỗi giải thưởng bao gồm một huy chương vàng, một bằng khen và một khoản tiền. Số tiền phụ thuộc vào thu nhập của Hiệp hội Nobel. Ban đầu, hơn ba người có thể cùng nhận một giải Nobel mặc dầu điều này chưa bao giờ xảy ra. Điều lệ của Tổ chức Nobel được sửa đổi vào năm 1968, hạn chế chỉ có 3 người đồng nhận một giải thưởng. Trong trường hợp đó, mỗi người có thể nhận 1/3 khoản tiền hoặc 2 người có thể chia nhau 50% số tiền thưởng trong khi người thứ ba nhận 50% còn lại. Thỉnh thoảng một giải Nobel bị giữ lại cho tới năm sau. Nếu chưa được trao, số tiền thưởng sẽ được trả lại quỹ. Do vậy, hai giải thưởng cùng loại (chẳng hạn 2 giải vật lý) có thể được trao trong một năm.
Từ chối giải thưởng Nobel
Nếu một giải thưởng bị từ chối hoặc không được chấp nhận trước một thời điểm nhất định, số tiền thưởng sẽ được trả vào quỹ. Trong quá khứ, đã có trường hợp người giành giải từ chối nhận phần thưởng và chính phủ cấm công dân nước họ nhận thưởng. Khi đó, bên cạnh tên của người nhận giải trong danh sách những người giành giải Nobel sẽ có dòng chữ ''từ chối nhận giải''.
Động cơ dẫn tới hành động từ chối nhận giải Nobel có thể khác nhau song lý do thực sự chủ yếu là áp lực bên ngoài. Chẳng hạn vào năm 1937, Adolf Hitler cấm người Đức nhận giải Nobel trong tương lai bởi ông ta tức giận khi Giải Nobel Hoà bình 1935 được trao cho nhà báo chống phát xít Carl von Ossietzky. Vào thời điểm đó, Carl von Ossietzky là tù chính trị tại Đức. Trong một số trường hợp, người từ chối giải thích và chỉ nhận huy chương vàng cùng với bằng khen. Giải Nobel vật lý, hoá học, tâm lý học hoặc y học ít gây tranh cãi nhất. Do bản chất, Nobel văn học và hoà bình gây tranh cãi nhiều nhất. Cho tới nay, giải Nobel không được trao vào năm 1940, 1941 và 1942. Giải Nobel văn học không được trao vào năm 1914, 1918 và 1943.
Nếu một giải thưởng bị từ chối hoặc không được chấp nhận trước một thời điểm nhất định, số tiền thưởng sẽ được trả vào quỹ. Trong quá khứ, đã có trường hợp người giành giải từ chối nhận phần thưởng và chính phủ cấm công dân nước họ nhận thưởng. Khi đó, bên cạnh tên của người nhận giải trong danh sách những người giành giải Nobel sẽ có dòng chữ ''từ chối nhận giải''.
Động cơ dẫn tới hành động từ chối nhận giải Nobel có thể khác nhau song lý do thực sự chủ yếu là áp lực bên ngoài. Chẳng hạn vào năm 1937, Adolf Hitler cấm người Đức nhận giải Nobel trong tương lai bởi ông ta tức giận khi Giải Nobel Hoà bình 1935 được trao cho nhà báo chống phát xít Carl von Ossietzky. Vào thời điểm đó, Carl von Ossietzky là tù chính trị tại Đức. Trong một số trường hợp, người từ chối giải thích và chỉ nhận huy chương vàng cùng với bằng khen. Giải Nobel vật lý, hoá học, tâm lý học hoặc y học ít gây tranh cãi nhất. Do bản chất, Nobel văn học và hoà bình gây tranh cãi nhiều nhất. Cho tới nay, giải Nobel không được trao vào năm 1940, 1941 và 1942. Giải Nobel văn học không được trao vào năm 1914, 1918 và 1943.
Alfred Bernhard Nobel
Alfred Nobel sinh ngày 21/10/1833 tại Stockholm, Thuỵ Điển, trong một gia đình có nhiều thành viên làm kỹ sư. Khi lên 9 tuổi, ông theo gia đình tới Nga. Tại đó, ông và anh em trai được các gia sư dạy những bài học đầu tiên về lòng nhân đạo và khoa học tự nhiên. Khi còn trẻ, ông đi nhiều nơi và thông thạo 5 ngôn ngữ. Nobel quan tâm tới văn học. Ông đã viết một số tiểu thuyết, thơ và kịch vào thời gian rỗi. Vào năm 1960, ông bắt đầu tiến hành các thí nghiệm với nitroglycerin trong nhà máy của cha đẻ, Immanuel Nobel.
Alfred Nobel sinh ngày 21/10/1833 tại Stockholm, Thuỵ Điển, trong một gia đình có nhiều thành viên làm kỹ sư. Khi lên 9 tuổi, ông theo gia đình tới Nga. Tại đó, ông và anh em trai được các gia sư dạy những bài học đầu tiên về lòng nhân đạo và khoa học tự nhiên. Khi còn trẻ, ông đi nhiều nơi và thông thạo 5 ngôn ngữ. Nobel quan tâm tới văn học. Ông đã viết một số tiểu thuyết, thơ và kịch vào thời gian rỗi. Vào năm 1960, ông bắt đầu tiến hành các thí nghiệm với nitroglycerin trong nhà máy của cha đẻ, Immanuel Nobel.
Alfred Nobel. |
Nobel phát đã thử nhiều cách để ổn định loại vật liệu không ổn định này. Cuối cùng ông phát hiện trộn nitroglycerin với một loại bột mịn, xốp có tên kieselguhr là hiệu quả nhất. Ông đặt tên cho hỗn hợp trên là dynamite và nhận được bằng sáng chế vào năm 1867. Nobel xây dựng nhà máy khắp thế giới để sản xuất dynamite và các loại thuốc nổ khác. Các công ty xây dựng và khai thác mỏ cũng như quân đội cần rất nhiều loại thuốc nổ tương đối an toàn này. Dynamite đã mang lại cho Nobel nhiều tiền. Những nghiên cứu khác của ông đã cung cấp thông tin giá trị về sự phát triển của cao su nhân tạo, da, tơ và đá quý.
Vào ngày 27/11/1895, Nobel ký di chúc cuối cùng tại Câu lạc bộ Thuỵ Điển-Na Uy ở Paris, Pháp. Ông qua đời do mắc bệnh xuất huyết não tại nhà riêng ở San Remo, Italia vào ngày 10/12/1896. Ông để lại một khoản tiền 9 triệu USD trong di chúc. Lãi suất của nó sẽ được sử dụng làm phần thưởng cho những người mà nghiên cứu của họ có lợi nhất cho nhân loại.
Hiệp hội Nobel được thành lập vào năm 1900 theo di chúc của Alfred Nobel. Đó là một tổ chức tư nhân quản lý các tài sản mà Nobel di chúc lại làm phần thưởng cho những cá nhân đoạt giải Nobel hoá học, vật lý, tâm lý học hoặc y học, văn học và hoà bình.
Vào ngày 27/11/1895, Nobel ký di chúc cuối cùng tại Câu lạc bộ Thuỵ Điển-Na Uy ở Paris, Pháp. Ông qua đời do mắc bệnh xuất huyết não tại nhà riêng ở San Remo, Italia vào ngày 10/12/1896. Ông để lại một khoản tiền 9 triệu USD trong di chúc. Lãi suất của nó sẽ được sử dụng làm phần thưởng cho những người mà nghiên cứu của họ có lợi nhất cho nhân loại.
Hiệp hội Nobel được thành lập vào năm 1900 theo di chúc của Alfred Nobel. Đó là một tổ chức tư nhân quản lý các tài sản mà Nobel di chúc lại làm phần thưởng cho những cá nhân đoạt giải Nobel hoá học, vật lý, tâm lý học hoặc y học, văn học và hoà bình.
Thông tin thú vị quanh giải Nobel
Có bao nhiêu người đã từ chối giải thưởng cao quý Nobel và lý do tại sao?, có ai đoạt giải Nobel trên hai lần?...những thông tin được giải đáp ngay dưới đây.
- Tính đến nay, giải Nobel đã được trao cho 745 cá nhân và 17 tổ chức, trong đó có nhiều người và tổ chức đã được nhận giải thưởng cao quý này hơn một lần.
- Giải Nobel hoà bình đã được trao tặng 109 lần.
- 33 phụ nữ được nhận giải Nobel so với 721 đàn ông.
- Người giành giải Nobel trẻ nhất là Lawrence Bragg, 25 tuổi khi nhận được giải Nobel vật lý cùng với cha vào năm 1915.
- Ông Raymond Davis Jr, gần 88 tuổi - là người nhiều tuổi nhất trong số những người đoạt giải Nobel. Ông giành giải Nobel về vật lý năm 2002.
- Có 2 người đã từ chối nhận giải Nobel. Đó là Jean Paul Satre, được nhận giải Nobel văn học năm 1964 nhưng đã từ chối giải thưởng do không muốn đón nhận bất cứ sự tôn vinh chính thức nào.
Người thứ hai là ông Lê Đức Thọ - người Việt Nam. Ông Thọ được trao giải thưởng Nobel hoà bình năm 1973 cùng với Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger do thương thuyết thành công hiệp ước hoà bình cho Việt Nam.
- Có 4 người bị ép buộc từ chối giải thưởng Nobel. Trong số này có 3 người là Richard Kuhn, Adolf Butenandt and Gerhard Domagk - đều bị Adolf Hitler không cho nhận giải thưởng. Người cuối cùng là Boris Pasternak - được giải Nobel văn học.
- Uỷ ban chữ thập đỏ quốc tế đã nhận được giải Nobel hoà bình 3 lần liền. Người sáng lập tổ chức này là Henry Dunant là người được nhận giải Nobel hoà bình đầu tiên vào năm 1901.
- Linus Pauling là người duy nhất nhận được 2 giải Nobel mà không phải chia sẻ với ai. Đó là giải Nobel hoá học năm 1954 và Nobel hoà bình năm 1962.
· Hoài Linh(Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét