Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Chiến Lược Marketing Quốc Tế của Tập Đoàn FORD MOTOR


FORD MOTOR





Mục Lục



Lời Mở Đầu 7

1. Giới thiệu sơ lược 8

1.1 Lịch sử hình thành Ford Motor : 8

1.2. Lĩnh vực hoạt động 8

1.3 Kết quả hoạt động thời gian gần đây 9

1.4 Triết lý kinh doanh của FORD : 10

2.Chiến lược kinh doanh của Ford : 13

2.1 Phân tích sơ lược một số các yếu tố môi trường thế giới chính: 13

2.1.1 Tình hình kinh tế, tài chính. 13

2.1.2 Chính trị và luật pháp. 13

2.1.3 Văn hoá, xã hội. 14

2.1.4 Khoa học và công nghệ 15

2.2. Xác định lợi thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp ô tô: 16

2.2.1  Áp lực cạnh tranh từ khách hàng 16

2.2.2. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành : 16

2.2.3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn 19

2.2.4  Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp 20

2.2.5  Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế 20

2.3 Chiến lược kinh doanh chung của FORD : 20

2.3.1 Chiến lược kinh doanh toàn cầu chung 20

a. Sức ép giảm chi phí: 21

b. Sức ép thích nghi địa phương. 25

2.3.2 Liên minh chiến lược. 26

a. Liên minh hợp tác khác ngành 26

b. Liên minh hợp tác cùng ngành 28

3.Chiến lược Marketing quốc tế của FORD 30

3.1 Nhận định chung về thị trường ô tô thế giới : 30

3.1.1 Thị trường Bắc Mỹ : 30

3.1.2 Thị trường Nam Mỹ : 32

3.1.3 Thị trường Châu Âu : 32

3.1.4 Thị trường châu Á & Thái Bình Dương : 35

3.1.5 Thị trường châu Phi và Trung Đông : 38

3.2 Chiến lược Marketing toàn cầu tổng quát của FORD : 40

3.3 Các chiến lược Marketing Mix 4P : 42

3.3.1 Chiến lược sản phẩm : 42

3.3.2 Chiến lược giá : 46

3.3.3 Chiến lược phân phối : 53

3.3.4 Chiến lược xúc tiến : 55

4. Nhận xét về thành công, thất bại và rút ra bài học kinh nghiệm của FORD : 63

4.1 Những thành công của Ford : 63

4.2. Những thất bại của Ford 66

4.3. Bài học kinh nghiệm 69

Lời Kết 71

Danh Mục Tham Khảo 72





Lời Mở Đầu

Một trong bốn hãng sản xuất xe đứng đầu thế giới, Ford Motor Company, trong hai năm trở lại đây thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng với những tin tức về sự bất ổn trong tình hình hoạt động. Tuy vậy, từ những ngày đầu mới thành lập đến nay, với sự lãnh đạo của gia đình nhà Ford, không ai có thể phủ nhận đẳng cấp của Ford về chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng.

Không chỉ được công nhận tại thị trường Mỹ, Ford còn mang đẳng cấp của mình đến với nhiều khu vực và nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Sự thành công đó bắt nguồn từ sự tận tâm của lực lượng lao động, các bộ phận, phòng ban của mỗi chi nhánh, bên cạnh đó không thể không kể đến óc lãnh đạo tài tình với các chiến lược, chiến thuật kinh doanh và marketing của những nhà lãnh đạo tài ba, là đầu tàu cho sự đi lên của Ford.

Nắm bắt được điều đó, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài “Chiến lược marketing quốc tế của Ford motor company”. Bải nghiên cứu gổm ba chương:

Chương 1: Giới thiệu sơ lược

Chương 2: Chiến lược kinh doanh

Chương 3: Chiến lược marketing quốc tế

Chương 4: Nhận xét sự thành công, thất bại và rút ra bài học kinh nghiệm   từ Ford

Với những nội dung nêu trên, nhóm nghiên cứu tin rằng bài tiểu luận sẽ là những kiến thức bổ ích cho chính bản thân cũng như giúp cho các bạn sinh viên trong việc trang bị thêm kiến thức về việc áp dụng các chiến lược marketing quốc tế trong thực tế của các công ty, tập đoàn, từ đó rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm và tạo một nền tảng chắc chắn giúp ích cho việc học tập cũng như cho công việc trong tương lai.

1. Giới thiệu sơ lược



1.1 Lịch sử hình thành Ford Motor :

Là tập đoàn đa quốc gia của Mỹ và là một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới, Ford được thành lập vào ngày 16 tháng 6 năm 1903 bởi Henry Ford (30.7.1863 – 7.4.1947) cùng với mười một nhà đầu tư khác và $28.000 tiền vốn. Trong những năm đầu khi mới thành lập, công ty chỉ sản xuất được vài chiếc ôtô mỗi ngày tại nhà máy nằm trên đại lộ Mack ở Detroit. Henry Ford thành lập ra hãng Ford năm ông 40 tuổi. Và từ đó đến nay Ford trở thành một trong những công ty lớn nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất trên thế giới.

Ford có trụ sở chính đặt tại Dearborn, bang Michigan, ngoại ô của Metro Detroit. Đến nay, hãng đã sở hữu rất nhiều nhãn mác xe hơi nổi tiếng thế giới bao gồm Lincoln và Mercury tại Mỹ; Volvo tại Thụy Điển. Ford cũng nắm một phần ba số cổ phiếu tại Mazda của Nhật. Đứng thứ ba trong số những hãng ôtô bán chạy nhất thế giới vào năm 2005, tập đoàn này còn là một trong mười tập đoàn có doanh thu cao nhất trên thế giới. Đây cũng là một trong số ít các công ty đã trụ vững được sau cuộc Đại suy thoái kinh tế. Từ hơn 100 năm nay, hãng luôn nằm dưới sự lãnh đạo của các thành viên trong gia đình Ford.

Các thị trường chính trên thế giới của Ford là Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương, Nam Mỹ , Châu Phi và vùng Trung Đông.

Ford tại Việt Nam

Công ty Ford Việt Nam thuộc tập đoàn ô tô Ford được thành lập năm 1995 và khai trương nhà máy lắp ráp ở tỉnh Hải Dương (cách Hà Nội 55 km) hai năm sau đó vào tháng 11/1997.

Với hơn 100 năm kinh nghiệm hoạt động trên thị trường quốc tế của công ty Ford Motor, và 10 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, Ford Việt Nam (FVL) đã đạt được nhiều thành công tại thị trường đang phát triển này. Từ vị trí thứ 7 trên thị trường khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam năm 1997, Ford Việt Nam đã nhanh chóng phát triển và đến hết năm 2004, Ford Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 trên thị trường với 14% thị phần.



Download:



http://dl.dropbox.com/u/43555804/vanluong/mar5/VanLuong.BlogSpot.Com_Ford.doc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến