Bài nghiên cứu tài chính quốc tế - Tác động của tỷ giá hối đoái trung quốc đến cán cân thương mại mỹ
MỤC LỤC
Tổng quan đề tài…….…………………………………………………………….3
1.Mối quan hệ của chính sách tỷ giá hối đoái với cán cân thương mại………..5
2. Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc từ năm 2005 tới nay…………...7
3.Tác động từ việc định giá thấp đồng nhân dân tệ lên nền kinh tế Trung Quốc…………………………………………………………………………………8
3.1. Tác động tích cực…….……………………………………………….......9
3.1.1. Trung Quốc trở thành chủ nợ của thế giới…………………….9
3.1.2. GDP tăng trưởng………………………………………………..10
3.1.3. Xuất khẩu gia tăng……………………………………………...11
3.1.4. Thặng dư cán cân thương mại………………………………….12
3.1.5 Một số lợi ích khác……………………………………………….12
3.2. Tác động tiêu cực……………………………………………………......13
4. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc lên cán cân thương mại của Mỹ………………………………………………………………………..14
Ảnh hưởng của NDT lên thâm hụt ngoại thương của Mỹ………………….17
4.1.Đo lường trực tiếp qua REER Mỹ………………………………………17
4,2. Đo lường gián tiếp qua PT1…………………………………………….18
4.3. Đo lường trực tiếp qua REER Trung Quốc…………………………….20
4. 4. Đo lường trực tiếp qua REER song phương Mỹ - Trung……………….20
5. Phản ứng của Mỹ đối với chính sách tỷ giá của Trung Quốc……………....24
Kết luận…………………………………………………………………………...25
Phụ lục…………………………………………………………………………….26
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
Trung Quốc là một nước có nền kinh tế mới nổi, tốc độ tăng trưởng GDP rất cao và ngày càng chiếm một vị thế quan trọng trên trường quốc tế. Bất kì một động thái nào của Trung Quốc cũng có ảnh hưởng đến kinh tế thế giới. Việc định giá thấp đồng nhân dân tệ đã trở thành một vấn đề căng thẳng với nhiều đối tác thương mại, đặc biệt là Hoa Kỳ. Một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đã cố tình thao túng tiền tệ để đạt được lợi thế thương mại một cách không công bằng với các đối tác thương mại khác. Họ cũng tranh luận rằng việc phá giá đồng tiền của Trung Quốc là nhân tố chính gây nên thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với Trung Quốc và làm mất hàng ngàn công ăn việc làm trên toàn nước Mỹ, đặc biệt là trong sản xuất. Vào tháng 2/2010 Tổng thống Obama tuyên bố rằng sự phá giá đồng tiền Trung Quốc đã đặt các công ty của Mỹ vào “ bất lợi cạnh tranh lớn”, và ông ta đã cam kết sẽ đặt vấn đề chính sách tiền tệ Trung Quốc lên ưu tiên hàng đầu. Tại một cuộc họp báo vào tháng 10/2011, tổng thống Obama phát biểu rằng Trung Quốc cần thay đổi chính sách tiền tệ của mình theo hệ thống thị trường, với nước Mỹ và các nước khác như vậy là quá đủ rồi. Nhiều dự luật về chính sách tiền tệ Trung Quốc đã được giới thiệu trong Quốc hộ 112, có dự luật 1619 được Thượng viện thông qua vào 11/10/2011. Dự luật sẽ áp dụng một số các biện pháp đối với các nước có tiền tệ được coi là “sai lệch cơ bản”.
Đồng NDT đã được nâng giá lên 30.4% so với đồng đôla vào khoảng thời gian từ 7/2005 (khi cuộc chuyển đổi tỷ giá hối đoái Trung Quốc bắt đầu) đến 30/10/2011, mặc dù việc này diễn ra với tốc độ khá chậm nhưng trong một số thời kì tỷ giá đồng NDT được tổ chức chống lại đồng đôla. Tốc độ tăng giá NDT đã bị chỉ trích bởi nhiều đối tác thương mại của Trung Quốc, trong đó có Mỹ. Bởi họ cho rằng như vậy là quá chậm và đồng NDT vẫn còn bị đánh giá quá thấp. Mặc dù các nhà kinh tế có những phân tích khác nhau về tác động của sự phá giá NDT đến kinh tế Mỹ, nhưng hầu hết lại đồng ý rằng sự linh hoạt tiền tệ sẽ là một yếu tố quan trọng giúp giảm bớt sự mất cân bằng toàn cầu- được cho là yếu tố chính gây nên khủng hoảng tài chính và suy thoái nền kinh tế thế giới. Họ cũng cho rằng sự chuyển đổi tiền tệ này mang lại lợi ích lâu dài cho Trung Quốc. Trung Quốc cam kết sẽ tiếp tục thực hiện chính sách linh hoạt hơn, nhưng lại bày tỏ lo ngại rằng tăng giá nhân dân tệ quá nhanh sẽ gây ra mất việc làm đáng kể (đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu), có thể phá vỡ nền kinh tế.
Một số nhà kinh tế đặt câu hỏi liệu NDT được nâng giá cao có tạo ra lợi ích ròng đáng kể cho nền kinh tế Mỹ không. Họ cho rằng giá hàng hóa Trung Quốc tăng, sẽ làm tổn thương người tiêu dùng Mỹ và các công ty Mỹ sử dụng các thành phần nhập khẩu từ Trung Quốc trong sản xuất. Họ cũng lập luận rằng NDT tăng giá có thể thúc đẩy một số ngành xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc, nhưng tác động của mức giá thấp hơn của hàng Mỹ ở Trung Quốc có thể bị phủ nhận bởi các hạn chế thương mại của Trung Quốc và các rào cản đầu tư. Các nhà phân tích như vậy xem cải cách tiền tệ như là một phần của tập hợp các mục tiêu mà chính sách thương mại của Mỹ nên theo đuổi. Các mục tiêu này bao gồm việc thuyết phục Trung Quốc để: tái cân bằng nền kinh tế bằng đáp ứng nhu cầu khách hàng chứ không phải là cố định đầu tư và xuất khẩu - nguyên nhân chính của sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, loại bỏ các chính sách công nghiệp cố tìm cách thúc đẩy và bảo vệ công ty Trung Quốc (đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước); giảm các rào cản thương mại và đầu tư; cải thiện việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Bài nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn tổng quan về các vấn đề kinh tế xung quanh cuộc tranh luận hiện nay về chính sách tiền tệ của Trung Quốc. Nó xác định chi phí và lợi ích kinh tế mà chính sách này đem lại cho cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, và những tác động có thể nếu Trung Quốc cho phép đồng tiền của mình nâng giá cao hoặc thả nổi tự do.
Download:
https://www.box.com/s/0bddff4fcd031164818e
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét