Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Một vài lưu ý với bài toán xác suất, tổ hợp, thống kê

Trong cấu trúc đề thi đại học,có 1 ý nhỏ về xác suất ,tổ hợp ,thống kê.Đây không phải là dạng toán khó nhưng khi làm bài lại hay lúng túng và dễ mắc sai lầm.
Ở đây mình muốn đưa ra 1 vài lưu ý để bạn tránh sai lầm khi giải bài toán dạng này:
- Phân biệt qui tắc cộng và quy tắc nhân:
bạn có thể dùng dấu hiệu đặc trưng sau:
+công việc được thực hiện bằng 2 phương án (2 khả năng) thì dùng qui tắc cộng.
+công việc gồm 2 công đoạn thì dùng qui tắc nhân.
Ví dụ :từ tập hợp {1,2,3,4,5,6,7,8} lập thánh số tự nhiên chẵn gồm 3 chữ số đôi một khác nhau. Hỏi có thể lập được bao nhiêu số?
phân tích: có thể chia làm 3 công đoạn :chọn CS hàng đơn vị,chọn CS hàng chục,chọn CS hang trăm
các phương án cho mỗi công việc: chọn CS hàng đơn vị có 4 khả năng
chọn CS hàng chục có 7 khả năng
chọn CS hàng trăm có 6 khả năng
Vậy có tất cả: 4.7.6 số.
-Phân biệt chỉnh hợp và tổ hợp: 
+chỉnh hợp: quan trọng thứ tự.
+Tổ hợp : không quan trọng thứ tự.
Ví dụ: chọn 2 số từ tập hợp {1,2,3,4,5,6,7,8,9} , có C92 cách chọn.
thành lập 1 số tự nhiên từ các chữ số {1,2,3,4,5,6,7,8,9} , có A92 số.
-Hiểu đúng về không gian mẫu:
không gian mẫu là tập hợp bao gồm tất cả các kết quả có thể có của phép thử
ví dụ :gieo ngẫu nhiên 1 con súc sắc 2 lần.tinh xác suất của biến cố tổng số chấm xuất hiện trên mặt con súc sắc hai lần là 8
lời giải sau đúng hay sai: tổng số chấm xuất hiện 2 lần chỉ có thể là {2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12}
nên không gian mẫu của phép thử này gồm 11 kết quả đồng 
khả năng. Trong đó chỉ có 1 kết quả cho tổng là 5 nên xs của biến cố này
là 1/11
Lời giải trên sai vì hiểu sai về không gian mẫu.kết quả của phép thử ở đây là con ss lần 1 xuất hiện mặt nào,lần 2 xuất hiện mặt nào,chứ ko phải tổng số chấm xuất hiện trên mặt 2con ss.Vậy kg mẫu ở đây có 36 pt, trong đó có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố này,P=5/36

Chúc các bạn không mắc sai lầm!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến