Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Bia sài gòn với cơ hội kinh doanh tại thị trường lào và campuchia




Bia sài gòn





Việt Nam là một quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Đông Nam Châu Á, trong kế hoạch nhằm hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của mình, Việt Nam đã tích cực thực hiện những biện pháp, chính sách thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành đối tác xuất khẩu của nhiều quốc gia thuộc hầu hết các châu lục trên thế giới, trong đó dẫn đầu là Châu Á. Tuy nhiên, đối với 2 nước láng giềng Lào và Campuchia, chúng ta vẫn chưa quan hệ kinh tế nhiều lắm. Đây là 2 anh em ruột thịt của Việt Nam từ thời còn chiến tranh, quan hệ rất thân thiết, gắn bó, cùng trong khu vực Bán đảo Đông Dương. Dân tộc ta và dân tộc Lào, Campuchia có nhiều nét tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán. Chính phủ ta và 2 nước anh em cũng dành cho nhau nhiều điều kiện, chính sách ưu đãi trong nhiều lĩnh vực: chính trị, văn hóa, du lịch, giáo dục… và đặc biệt là kinh tế. Hợp tác kinh tế với Lào và Campuchia ta có thể thấy ngay thuận lợi trước mắt về vị trí địa lý, về khí hậu, về ưu đãi từ mối quan hệ bền vững, về văn hóa có nhiều tương đồng và nhiều thuận lợi khác.

Việt Nam đã và đang ngày càng chứng tỏ vị thế trong các hoạt động thương mại quốc tế cũng như sức hấp dẫn của mình trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Góp phần tạo nên thành công đó, có công không nhỏ của những doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực. Và tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) là 1 ví dụ trong thị trường đồ uống ở Việt Nam. Là doanh nghiệp “dẫn đạo” trong thị trường này, đặc biệt là thị trường bia, Sabeco đã không ngừng phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra khắp Việt Nam và xuất khẩu ra 24 thị trường trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Nhật Bản…Nhận ra sự hấp dẫn của thị trường 2 nước láng giềng Lào và Campuchia cho Bia Sài Gòn, nhìn thấy cơ hội tiếp tục mở rộng thị trường bia của mình ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, chúng tôi- nhóm nghiên cứu hoạt động ngoại thương của Sabeco đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Bia Sài Gòn với cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào và Campuchia” nhằm  mục đích tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: “Có nên hay chưa nên thực hiện hoạt động kinh doanh mặt hàng Bia Sài Gòn tại 2 thị trường này?”. Sau đây là nội dung nghiên cứu của chúng tôi!



Chương 1:



GIỚI THIỆU VỀ SABECO VÀ CÁC SẢN PHẨM BIA CỦA CÔNG TY



Giới thiệu Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (SABECO)

Lịch sử phát triển của Sabeco gắn liền với quá trình phát triển mạnh mẽ và bền vững của thương hiệu bia Sài Gòn, thương hiệu dẫn đầu của Việt Nam.

Lịch sử hình thành và phát triển

Giai đoạn trước năm 1975

Là một nhà máy bia của Tư Bản Pháp được xây dựng từ năm 1875.

Giai đoạn 1977 - 1988

01/06/1977 Công ty Rượu Bia Miền Nam chính thức tiếp nhận và quản lý Nhà máy Bia Chợ Lớn từ Hãng BGI và hình thành nên Nhà máy Bia Sài Gòn

1981 Xí nghiệp Liên hiệp Rượu Bia NGK II được chuyển đổi từ Công ty Rượu Bia Miền Nam

1988 Nhà máy Bia Sài Gòn trở thành đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Xí nghiệp Liên hiệp Rượu Bia NGK II

Giai đoạn 1988 - 1993

1989 - 1993 Hệ thống tiêu thụ với 20 chi nhánh trên cả nước Sản phẩm của Công ty Bia Sài Gòn đã vươn ra có mặt trên thị trường khó tính nhất như: Nhật, Úc, Mỹ, EU, Singapore, Hongkong,... 1993 Nhà máy Bia Sài Gòn phát triển thành Công ty Bia Sài Gòn với các thành viên mới:

Nhà máy Nước đá Sài Gòn

Nhà máy Cơ khí Rượu Bia

Nhà máy Nước khoáng ĐaKai

Công ty Liên doanh Carnaud Metalbox Sài Gòn sản xuất lon

Công ty Liên doanh Thủy Tinh Malaya Việt Nam sản xuất chai thủy tinh

Giai đoạn 1994 - 1998

1994 - 1998, hệ thống tiêu thụ đạt 31 chi nhánh trên cả nước

1995, Công ty Bia Sài Gòn thành lập thành viên mới Xí Nghiệp Vận Tải

1996, tiếp nhận thành viên mới công ty Rượu Bình Tây

1996 - 1998 Thành lập các công ty liên kết sản xuất Bia Sài Gòn với các thành viên

Nhà máy Bia Phú Yên

Nhà máy Bia Cần Thơ

Giai đoạn 1999 - 2002

2000, Hệ thống Quản lý Chất lượng của BVQI - ISO 9002:1994

2001, Hệ thống Quản lý Chất lượng của BVQI - ISO 9001:2000

Năm 2000, Công ty Bia Sài Gòn là doanh nghiệp sản xuất bia đầu tiên của Việt Nam đạt và vượt mốc sản lượng 200 triệu lít/năm Thành lập các công ty liên kết sản xuất bia

2001 Công ty Bia Sóc Trăng

Nhà máy Bia Henninger

Nhà máy Bia Hương Sen

2002 Công Ty Liên doanh Bia Cần Thơ

Nhà máy Bia Hà Tĩnh

Thành lập Tổng kho tại Nha Trang, Cần Thơ và Đà Nẵng

Giai đoạn từ 2003 đến nay:

Tháng 7/2003 Thành lập Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO trên cơ sở Công ty Bia Sài Sòn và tiếp nhận các thành viên mới:

Công ty Rượu Bình Tây

Công ty Nước giải khát Chương Dương

Nhà máy Thủy tinh Phú Thọ

Công ty Thương mại Dịch vụ Bia - Rượu - NGK Sài Gòn

2004 Thành lập Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con theo quyết định số 37/2004/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.

SABECO đạt sản lượng hơn 403 triệu lít bia các loại, trong đó có 268 triệu lít bia sản xuất tại đại bản doanh Công ty Bia Sài Gòn. Số còn lại gia công tại 10 nhà máy bia địa phương.

2006 Hoàn chỉnh hệ thống phân phối trên toàn quốc với 8 Công ty CPTM SABECO khu vực

2007 Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO liên tục phát triển lớn mạnh với chủ đạo là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Bia Sài Gòn và đầu tư mới trên nhiều lĩnh vực, sản phẩm khác.

2008 Tổng Công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần Bia - Rượu - NGK Sài Gòn và chính thức đưa vào hoạt động Nhà máy bia Sài Gòn Củ Chi, đây là nhà máy bia lớn nhất Đông Nam Á.

Hiện nay Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO có tổng cộng 28 thành viên.



Download:



https://www.box.com/s/819578740c799b835ba4



Hoặc



http://dl.dropbox.com/u/43555804/vanluong/mar9999/VanLuong.BlogSpot.Com__BeerSG.docx

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến