Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Chiến lược xuất khẩu trực tiếp sản phẩm bưởi Tân Triều sang thị trường Đức




buoi tan trieu





MỤC LỤC







GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM

DNTN Quê Hương Tân Triều

Sản phẩm

Lí do lựa chọn xâm nhập thị trường Đức

GIỚI THIỆU THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG ĐỨC :

Tổng quan

Môi trường kinh tế.

Môi trường chính trị

Giao thông

Môi trường pháp lý

PHÂN TÍCH SWOT

Strengths

Về sản phẩm

Về phía doanh nghiệp

Weaknesses

Opportunities

Threats

CHIẾN LƯỢC XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG

1. Chiến lược sản phẩm

2. Chiến lược phân phối

3.  Chiến lược xúc tiến

4.   Chiến lược giá

V. KẾT LUẬN







I-GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM

1.DNTN Quê Hương Tân Triều

Chủ doanh nghiệp: Nguyễn Thanh Sang

Năm thành lập: 2/2000

Thị trường chính: Việt Nam.

Số nhân viên: 20

Lĩnh vực kinh doanh: Nông nghiệp & Thực phẩm, Sản phẩm Nông nghiệp

Loại hình kinh doanh: Sản xuất - Thương mại

Địa chỉ: 95 Cách Mạng Tháng Tám, TP Biên Hòa, Đồng Nai

Quốc gia:Việt Nam

   2. Sản phẩm

     Cây bưởi là cây ăn quả thuộc nhóm có múi được trồng phổ biến và lâu đời tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ, với những vùng trồng bưởi nổi tiếng như Tân Triều. Nó là cây ăn quả dễ trồng, quả có giá cao, dễ bảo quản và tiêu thụ. Là loại cây trồng có tuổi thọ cao, chu kỳ khai thác kinh doanh kéo dài hàng chục năm, đã trở thành một trong những cây chủ yếu được chọn để phát triển ở Đồng Nai.

    Trước đây, vùng đất hoang sơ Tân Triều chỉ toàn trồng trầu. Năm 1869, nhà thờ Tân Triều được xây dựng, cha xứ đã mang hai cây bưởi ổi từ Brazil về trồng trước sân. Hằng năm, cây bưởi cho trái trĩu cành. Thấy vậy, bà con xin chiết nhánh về trồng và nhân rộng khắp vùng. Sau trận lụt Nhâm Thìn (1952), đất Tân Triều không còn trồng trầu được, người dân chuyển sang trồng bưởi. Dần dần, một thế kỷ trôi qua cây bưởi có mặt khắp vùng và trở thành đặc sản của Đồng Nai với nhiều chủng loại khác nhau. Theo kết quả điều tra, khảo sát tập đoàn giống bưởi tại Biên Hòa do Trung  tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam Bộ thực hiện năm 2003 thì đã ghi nhận được 25 giống bưởi, trong đó có 14 giống trồng phổ biến, nhiều nhất là bưởi Đường lá cam, bưởi Thanh trà, bưởi Đường da láng. Bưởi Biên Hòa nổi tiếng về chất lượng được mô tả qua thơ ca và được lưu truyền qua nhiều thế hệ, bưởi được trồng tại các xã ven sông Đồng Nai từ xã Hiệp Hòa thuộc thành phố Biên Hòa đến các xã ven sông Đồng Nai thuộc địa phận huyện Vĩnh Cửu. Với ưu thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, nguồn nước, đất đai màu mỡ, huyện Vĩnh Cửu từ lâu đã nổi tiếng với những vườn bưởi, nghề trồng bưởi, sản xuất và cung cấp nhiều giống bưởi ngon được thị trường ưa chuộng.

  Theo GS.TS.Đỗ Tất Lợi, trong dịch ép múi bưởi có khỏang 9% acid xitric, 14% đường. Ngoài ra còn Lycopin, các men Amylaza, Pyroxydaza,Vitamine C, A và B1. Dịch ép múi bưởi dùng làm thuốc chữa đái tháo, thiếu Vitamine C. Ngòai ra: nước ép hoa bưởi còn dùng trong chế biến thực phẩm, làm thơm thức ăn, bánh trái; vỏ hạt bưởi dùng làm thuốc cầm máu; vỏ quả bưởi dùng làm nem chay, nấu chè, chữa ăn uống không tiêu, đau bụng, ho; lá bưởi tươi để nấu xông chữa cảm cúm, nhức đầu.

    Điều quan trọng hơn hết là quả bưởi được tiêu thụ mạnh ở trong nước và có tiềm năng xuất khẩu. Nông dân được lợi nhuận cao gấp 2-3 lần (100 triệu đồng/ha/năm) so với trồng cây ăn trái khác như xoài, chôm chôm, nhãn. Ngoài lợi ích kinh tế, trồng bưởi còn góp phần cải thiện môi trường sinh thái, thu hút du lịch sinh thái cho địa phương.

Lí do lựa chọn xâm nhập thị trường Đức:

 Ngày nay, nền kinh tế thế giới đang trong quá trình toàn cầu hóa. Quá trình hội nhập của Việt Nam ngày càng trở nên sâu rộng. Nhiều cơ hội xâm nhập vào các thị trường tiềm năng trên thế giới được mở ra trước mắt. Mỹ và EU là hai đối tác thương mại quan trọng của ta.Trong đó, các rào cản thương mại và luật pháp của EU tương đối thuận lợi hơn cho Việt Nam. Do đó thâm nhập vào EU là mục tiêu hàng đầu trong tiến trình hội nhập của Việt Nam gần đây. Ở EU, Đức được mệnh danh là “trái tim của châu Âu”.Đây thực sự là một cánh cửa cho vô vàn cơ hội kinh doanh với các nước châu Âu.

  Thật vậy, Đức có tiềm lực kinh tế cũng như nhu cầu nhập khẩu rất lớn. Theo số liệu thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Đức đạt trị giá 589,38 triệu USD, ngay cả những mặt hàng chủ lực của ta, lượng hàng xuất sang Đức cũng mới chỉ như “muối bỏ bể”.

  Quan hệ kinh tế Việt - Đức những năm gần đây đứng đầu trong số các nước EU. Với tỷ phần 26% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa EU và Việt Nam, CHLB Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt nam trong khối EU.

    Bên cạnh đó, Bưởi Tân Triều nhiều năm liền được xếp hạng đầu bảng trong các Hội thi trái cây ngon do Trung tâm cây ăn quả vùng Đông Nam Bộ bình chọn. Giống như những mặt hàng trái cây chủ lực khác, bưởi Tân Triều muốn vươn ra thị trường thế giới, đặc biệt là EU, với vai trò tiên phong của thị trường Đức – cửa ngõ quan trọng để thâm nhập vào EU.



Download:



http://dl.dropbox.com/u/43555804/vanluong/mar5/VanLuong.BlogSpot.Com_BuoiTanTrieu.doc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến