Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Marketing quốc tế: Văn hóa Ai cập và Ả rập Xê-út




halal





NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA  MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA CỦA ĐẤT NƯỚC AI CẬP VÀ Ả RẬP XÊ-ÚT ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING QUỐC TẾ



NÉT TƯƠNG ĐỒNG VĂN HÓA CỦA HAI ĐẤT NƯỚC AI CẬP VÀ Ả RẬP XÊ-ÚT ẢNH HƯỞNG TỚI CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX

(4P) VÀ PHƯƠNG THỨC XÂM NHẬP VÀO HAI THỊ TRƯỜNG NÀY.2.1. Ảnh hưởng đến chiến lược Marketing Mix (4P)

2.1.1 Sản phẩm

Yếu tố văn hóa ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược sản phẩm khi quyết định kinh doanh sản phẩm này tại thị trường các nước Hồi giáo như Ai Cập và Ả Rập Xê Út. Bởi nét đặc trưng văn hóa nơi đây, từ khâu thiết kế mẫu mã, bao bì, đóng gói, kiểu dáng đến chất lượng của sản phẩm phải đặc biệt phù hợp. Chẳng

hạn như trên sản phẩm phải có ngôn ngữ bằng tiếng Ả Rập bên cạnh tiếng Anh, hoặc phải đạt chứng nhận theo yêu cầu của hai đất nước này.Trên thế giới hiện có khoảng 1,8 tỷ người Hồi giáo, chiếm khoảng 25% dân số thế giới. Với tốc độ tăng trưởng dân số Hồi giáo khoảng 2,9%/năm thì số

lượng tín đồ Hồi giáo sẽ chiếm khoảng 30% dân số thế giới vào năm 2025. Các doanh nghiệp khi xâm nhập vào bất kỳ thị trường nào cũng phải nghiên cứu, xem xét phong tục, tập quán, văn hoá. Họ cần có những quyết định nhạy cảm phù hợp với sở thích và bản sắc của từng nước, từng dân tộc, từng nền văn hoá.

“Nhập gia tuỳ tục” chính là một nguyên tắc không thể thiếu.Để thâm nhập được vào các thị trường, các nhà sản xuất và tư vấn marketing phải biết được những thói quen và sở thích của người tiêu dùng, những khác biệt về văn hoá, niềm tin và tín ngưỡng, mức độ về khả năng chi trả

của họ.Mỗi sản phẩm là thước đo văn hoá người tiêu dùng. Ví dụ, trường hợp của một công ty sản xuất thuốc tẩy giặt muốn ca ngợi tính hiệu quả đến kinh ngạc loại bột giặt của mình. Công ty trưng những biển quảng cáo thể hiện nội dung: ở bên trái là một đống quần áo bẩn; ở giữa là bột giặt mới và bên phải là quần áo sạch và đã được là phẳng. Chiến dịch này đã nhanh chóng bị thất bại ở

Trung Đông vì người dân ở đây có tập quán đọc từ phải sang trái. Như vậy, điều quan trọng đối với các doanh nghiệp khi tung sản phẩm của mình ra thị trường phải biết bám sát tập quán tôn giáo của người tiêu dùng.Cần tránh đưa ra thị trường những sản phẩm mà người dân nơi đây kiêng

kỵ, ảnh hưởng đến sự tiêu thụ. Trường hợp quảng cáo nước hoa của Givenchy là một ví dụ.  Nước hoa của Givenchy được giới thiệu bên cạnh người mẫu Almudena Fernandez mặc một chiếc váy trắng vừa khít, cổ khoét sâu hình chữ V. Nhưng khi quảng cáo tại các nước Trung Đông, hoạ sĩ đã "mặc" cho người

mẫu thêm phần tay áo và tạo lại chiếc cổ hình chữ V đúng mực hơn. Ở những nước khu vực này, phụ nữ không để lộ cánh tay và chân trần. Nhiều DN bán hàng sang các nước Hồi giáo ít khi nghiên cứu văn hóa của họ khi thiết kế bao bì sản phẩm. Họ chỉ nghĩ theo cái đẹp thông thường,

nhưng vấn đề có phù hợp với văn hóa Hồi giáo và có được người tiêu dùng cuối cùng chấp nhận hay không thì lại là việc khác. Ví dụ người Hồi giáo rất thích màu xanh lá cây và màu đỏ. Khi họ mua hàng, điều quan tâm đầu tiên của họ là việc trên bao bì có chữ Ả rập hay không. Những sản phẩm có chữ Ả rập thường tạo ra sự thân thiện với người tiêu dùng Hồi giáo.Ngoài ra, người Hồi giáo không thích có cả hình con vật nguyên vẹn trên bao bì, nó phải thiếu một bộ phận nào đó như mắt, mũi, vây, đuôi chẳng hạn.

Con vật thiếu một bộ phận nghĩa là nó không còn linh hồn nữa. Đối với mọi nước Hồi giáo chỉ cần thiết kế một loại bao bì vì người Hồi giáo dù ở nước nào cũng đều nói được tiếng Ả rập. Hơn nữa, người Do thái cũng mua sản phẩm có

dấu Halal, vì những sản phẩm này phù hợp  với những nguyên tắc giết mổ, thực hành sản xuất,... về mặt tôn giáo đối với họ. Người Hồi giáo mua sản phẩm dựa trên 2 nguyên tắc, một là phải có dấu

Halal, hai là ngôn ngữ phải thân thiện (phải có tiếng Ảrập). Hiện HCA  (HALAL CERTIFICATION AGENCY) đang chứng nhận sản phẩm theo hai chương trình, một là in logo trực tiếp trên bao bì sản phẩm, hai là phát hành logo miễn phí cho các siêu thị, nhà hàng, khách sạn trong đó có bán sản phẩm Halal hoặc

có dịch vụ Halal. Người Hồi giáo chỉ ăn, sử dụng những gì được chứng thực Halal theo luật Shariah, đây là yêu cầu bắt buộc phải có từ rất lâu của người Hồi giáo. Vì thế, nền công nghiệp Halal rất rộng lớn, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp

trên thế giới, như sản phẩm bánh kẹo, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm từ sữa, bánh mỳ, thực phẩm hữu cơ, thảo dược, mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp, dược phẩm, nước hoa...

Hiện nay thị trường các nước Hồi giáo đang được xem là một trong những thị trường đầy tiềm năng và rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) trên thế giới. Các nước Hồi giáo yêu cầu bắt buộc đối với DN phải có chứng nhận Halal (quy định của Luật Hồi giáo) đối với các sản phẩm xuất nhập khẩu

vào đất nước họ.



Chứng nhận sản phẩm Halal có nghĩa là sản phẩm được xác nhận không có các thành phần Haram và đảm bảo sự tinh khiết trong quá trình sản xuất. Dấu chứng nhận này được cấp cho 1 sản phẩm cụ thể hay nhiều sản phẩm cụ thể

trong 1 doanh nghiệp.Tuy nhiên, những yêu cầu rất khắt khe. Trong đó, chọn nguyên liệu là thách thức lớn nhất cho sản xuất sản phẩm Halal của các doanh nghiệp. Nhiều nước trên thế giới đưa ra quy định cấm hàm lượng cồn trong sản phẩm, chỉ có Malaysia chấp nhận ở mức dưới 0,05%, Indonesia chấp nhận ở mức 0,03%,

nhưng không được cho trực tiếp vào sản phẩm mà chỉ chấp nhận hàm lượng cồn này phát sinh ra trong quá trình lên men. Ngay cả những nhà cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp sản xuất cũng phải cam kết những nguyên liệu cung cấp là

Halal.

Cộng đồng người Hồi giáo có những phòng thí nghiệm đặc biệt để phân tích và nghiên cứu xem các thành phần trong sản phẩm có Haram hay không, nếu có thì sản phẩm đó sẽ bị toàn bộ cộng đồng Hồi giáo tẩy chay.Chế độ ăn uống của các tín đồ Hồi Giáo đã được qui định một cách chặt chẽ trong kinh Koran:

- Tuyệt đối cấm uống rượu, dù là rượu nhẹ. Ngay cả trong trường hợp bị bệnh cũng không được uống thuốc có pha rượu. Do luật cấm nghiêm ngặt này nên hầu hết các tiệm bán rượu của người ngoại quốc trong các nước Hồi Giáo thường bị các tín đồ cực đoan đốt phá bình địa.

- Tuyệt đối cấm ăn thịt heo.

- Cấm ăn huyết của mọi sinh vật.

- Cấm ăn thịt các súc vật đã chết một cách

tự nhiên.

- Các tín đồ chỉ được ăn thịt được sản xuất

theo đúng luật Hồi Giáo gọi là HALAL MEAT: Người giết súc vật phải giết nó khi còn đang sống và khi giết nó phải cầu nguyện nhân danh Chúa. Sau khi xẻ thịt súc vật phải rửa thịt cho sạch máu. Tại Mỹ và Canada, các tiệm bán thịt theo luật Hồi Giáo đều có treo bảng với hàng chữ HALAL Meat. Nắm bắt được phong tục ăn uống của Đạo Hồi, thương hiệu thức ăn

nhanh nổi tiếng KFC đã xâm nhập và thành công tại thị trường này khi thành phần thịt trong món ăn được chứng nhận HALAL.



Tóm lại, Mỗi quốc gia khi tung sản phẩm vào thị trường Ai Cập và Ả Rập Xê-Út nói riêng và thị trường Trung Đông nói chung, cần hết sức chú trọng đến các yếu tố về tôn giáo, một đặc trưng của nền văn hóa tại các quốc gia này. Trên đây là những ví dụ minh họa chỉ rõ sự ảnh hưởng của yếu tố văn đến chiến lược

sản phẩm cả doanh nghiệp. Những hà khắc về đạo luật tạo nhiều thách thức và vô hình chung tạo nên một rào cản đối với các quốc gia muốn mở rộng mạng lới sản phẩm của mình trên thị trường Trung Đông. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp ở khắp nơi trên thế giới cần nghiên cứu kỹ để

đưa ra những sản phẩm phù  hợp và chất lượng nhất ở những quốc gia này



Download:



http://dl.dropbox.com/u/43555804/vanluong/mar/VanLuong.Blogspot.Com_AiCapArapXeut.pdf

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến